Xuất khẩu lao động sang Nhật: Doanh nghiệp lấy gì làm tin?

Theo Luật Xuất nhập cảnh vừa có hiệu lực của Nhật Bản, từ nay người lao độngViệt Nam khi sang lao động tại nước này sẽ không phải nộp khoản tiền “đặt cọc”chống trốn lên tới hàng trăm triệu đồng như trước.

Theo Luật Xuất nhập cảnh vừa có hiệu lực của Nhật Bản, từ nay người lao độngViệt Nam khi sang lao động tại nước này sẽ không phải nộp khoản tiền “đặt cọc”chống trốn lên tới hàng trăm triệu đồng như trước. Thông tin này trái với dựkiến, khiến nhiều doanh nghiệp… “thở hắt” ra thay vì “thở phào nhự nhõm”.

Với quy định mới, chi phí để đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản giảm đến2/3, chỉ còn từ 1.500 - 4.000 USD/người. Nói như Thứ trưởng Bộ Lao độngThương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, giờ đây, người nghèo cũng có thể điNhật Bản. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động lại canh cánh: cáchnào “trói chân” lao động thực hiện nghiêm túc hợp đồng?

Được vạ, má sưng?

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trần Ngọc Hiền, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụhợp tác quốc tế, đơn vị chỉ chọn thị trường Nhật Bản để khai thác từ nhiều nămnay, phải đau đầu với quy định mới này. Bởi theo thống kê từ phía bạn, tỷ lệ laođộng Việt Nam bỏ trốn tại thị trường Nhật Bản luôn đứng đầu. Ông Hiền cho biết,phí chống trốn dao động từ 8.000 - 12.000 USD/người, tùy từng nơi.

Chính vì consố này quá lớn nên người lao động sẽ phải cân nhắc rất kỹ nếu có ý định bỏ trốn.Khoản tiền này còn như một sự đảm bảo trong trường hợp lao động phá hợp đồng, bỏtrốn, doanh nghiệp có nguồn để nộp phạt cho đối tác. Vậy nên, ông Hiền đã khônggiấu được sự lo lắng khi nói: “Mỗi lao động bỏ ra ngoài doanh nghiệp trong nướcsẽ bị đối tác phạt 5.500 USD, không có phí chống trốn, chúng tôi lấy đâu ra tiềnnộp phạt?”

Nỗi lo của ông Hiền nhận được sự đồng cảm của các doanh nghiệp xuất khẩu laođộng hiện đang khai thác thị trường này. Đây là vấn đề thời sự được doanh nghiệp“kêu” nhiều nhất trong buổi làm việc với Đoàn giám sát về xuất khẩu lao động củaỦy ban thường vụ Quốc hội và lãnh đạo thành phố Hà Nội vừa qua.

Xuất khẩu lao động sang Nhật: Doanh nghiệp lấy gì làm tin?
Nếu mỗi lao động bỏ việc ra ngoài tìm việc khác, doanh nghiệp trong nước sẽ bị đối tác Nhật phạt 5.500 USD

Ông Vũ Thanh Hải,Giám đốc Công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế Interserco cho biết, bãibỏ phí chống trốn cho người lao động nhưng lại chưa có giải pháp thay thế đểràng buộc người lao động thực hiện đúng hợp đồng, khiến doanh nghiệp lúng túngkhi thực hiện.

Lao động trốn, doanh nghiệp phải bỏ tiền nộp phạt, trong khi chếtài xử phạt lao động chống trốn lại chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.Hành vi phá hợp đồng, bỏ trốn đã được quy định cụ thể trong Luật đưa người đilàm việc ở nước ngoài và có hiệu lực từ năm 2006. Theo quy định của Luật, laođộng bỏ trốn, doanh nghiệp có thể khởi kiện ra tòa, nhưng đây không phải là hànhtrình đơn giản.

“Với quyết tâm phải khởi kiện một lao động bỏ trốn để làm gương, chúng tôi đãlăn lộn, đi lại hàng mấy tháng trời. Thế nhưng, khi tòa yêu cầu phải tìm đượclao động bỏ trốn tại Nhật, đưa về nước, thì chúng tôi đành… bó tay”, ông Hiềncho biết. Tuy Interserco cũng “mời” được lao động bỏ trốn “hầu” tòa và thắngkiện, nhưng kết cục cũng chẳng mấy khả quan, “mấy năm liền, án không thi hànhđược vì không chứng minh được thu nhập của người bị thua kiện”, ông Hải cho biết.

Xuất khẩu lao động sang Nhật: Doanh nghiệp lấy gì làm tin?

Khoản phí phát sinh - phí chống trốn - được xem là “bảo bối” của các doanhnghiệp, dù số tiền này được gửi tiết kiệm, khi kết thúc hợp đồng người lao độngthanh lý hợp đồng sẽ được nhận lại cả gốc lẫn lãi. Hiệp hội Xuất khẩu lao độngViệt Nam đã tổng kết và đưa ra kết luận: Giải pháp “đánh” vào kinh tế này đã gópphần đưa tỷ lệ lao động bỏ trốn giảm xuống còn 2% trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành lại nhìn nhận khoản phí này như “con daohai lưỡi”. Bởi, với mức vay ngân hàng tối đa 30 triệu đồng (không thế chấp) thìđể lo được 10.000 USD đặt cọc, không ít gia đình phải xoay xở đủ đường, thậm chílà chấp nhận vay nóng với lãi suất rất cao.

Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình,được chủ sử dụng lao động bất hợp pháp tác động, lôi kéo, lao động bỏ trốn, chấpnhận cuộc sống chui lủi để có mức thu nhập cao hơn. Vì vậy, việc bãi bỏ cáchđánh vào kinh tế để ràng buộc người lao động được nhiều chuyên gia trong ngànhcho là cần thiết.

Tổ chức Hợp tác quốc tế tu nghiệp Nhật Bản cũng nhìn nhận, khoản phí chống trốnnhư một rào cản, thu hẹp cơ hội của số đông người nghèo muốn sang Nhật Bản làmviệc và cải thiện cuộc sống.

Xử lý bằng… tình cảm?

Bãi bỏ phí chống trốn cho người lao động nhưng lại chưa có giải pháp thay thế khiến doanh nghiệp lúng túng

Một tuần sau khi quy định mới của Nhật Bản có hiệu lực, Công ty cổ phần Dịch vụvà thương mại hàng không (Airserco) tiếp nhận một đơn hàng tuyển dụng 20 laođộng sang thị trường này. Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng Giám đốc công ty cho biết,công ty ông đã tính đến giải pháp sử dụng sổ đỏ hoặc giấy tờ nhà đất thay thếnhưng không thể thực hiện được, nhất là với sổ đỏ không chính chủ, sổ đỏ chung...

Thay vào đó, Airserco tập trung tăng chất cho nguồn cung bằng cách ưu tiên tuyểnlao động tại những địa phương có uy tín, đồng thời, vừa làm vừa bàn bạc với đốitác, rút kinh nghiệm dần. Trong tháng 8 tới, Interserco dự kiến đưa một số laođộng xuất cảnh sang Nhật Bản.

Để an toàn cho mình, Interserco và một số doanhnghiệp khác khi được hỏi đều khẳng định sẽ tập trung cho nguồn cung, tăng cườnggiáo dục định hướng, tập quán… Đồng thời chọn cách “đánh” vào tình cảm bằng việcduy trì quan hệ với gia đình người lao động, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi vớinhững người thân trong gia đình. Đặc biệt, trước khi lao động về nước, doanhnghiệp sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động, của gia đình để kịpthời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn nếu có.

Trong khi đó, là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Thứ trưởng Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội - Trần Thanh Hòa cho biết, trước mắt Bộ sẽ cho một sốdoanh nghiệp thử nghiệm đưa lao động sang làm việc theo quy định mới để xem diễnbiến thế nào. Nếu lao động trốn, Bộ sẽ có biện pháp tiếp theo.

Theo thông tin màông Hòa cho biết, Nhật Bản đang mạnh tay xử lý chủ sử dụng lao động bất hợp pháp,lôi kéo, xúi giục lao động bỏ trốn, nên tỷ lệ lao động bỏ trốn đã giảm dưới 2%.Đây là con số và tín hiệu rất khả quan đối với thị trường lao động này.

Tuynhiên, ông Vui lại cho rằng, tỷ lệ lao động bỏ trốn đã giảm xuống chính là do bịràng buộc bởi khoản tiền và tài sản đảm bảo. Vì thế, sẽ có một vòng luẩn quẩnxung quanh vấn đề này. Nếu bỏ khoản tiền đặt cọc, lao động không còn bị ràngbuộc, doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý tunghiệp sinh, rất có thể tỷ lệ lao động nước ta bỏ trốn tại Nhật sẽ tăng lên.

Hơnnữa, mặc dù Luật Lao động đã quy định chế tài xử lý lao động bỏ trốn như: bị xửphạt hành chính, cấm xuất cảnh 5 năm, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệmhình sự, nhưng tới nay chưa xử lý được trường hợp nào.

Vậy là giải pháp thay thế cho việc thu phí chống trốn mà vẫn ràng buộc đượcngười lao động thực hiện đúng hợp đồng, không bỏ trốn, để giữ thị trường vàkhông bị phía đối tác Nhật Bản xem là vi phạm quy định, đang khiến các doanhnghiệp tham gia khai thác thị trường này “đau đầu”.

Theo Ngọc Nhi
Doanh nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.