- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé 9 tuổi suýt chết chỉ vì bố hút thuốc lá
Những người bị hen có hiện tượng viêm mạn tính ở đường hô hấp, nếu hút thuốc hay hít thụ động từ người hút thuốc, tình trạng viêm cũng sẽ nặng thêm lên và dẫn đến cơn hen cấp.
Hút thuốc lá gây nguy hiểm cho mọi người. Nếu bạn đang bị bệnh về hô hấp, hút thuốc tác hại còn nặng nề hơn. Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích thích phổi, làm tắc nghẽn đường thở.
Sau khi mắc Covid-19, bé Nguyễn Lan Anh – 9 tuổi thường xuyên khó thở. Gia đình cũng không rõ con bị bệnh gì nên cho đi kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị hen phế quản. Về nhà điều trị nhưng 1 lần vì bố của Lan Anh hút thuốc bên cạnh con. Ngửi thấy mùi khói thuốc, cô bé đột nhiên không thở nổi và lên cơn hen cấp tính. May mắn, gia đình đã đưa bé vào viện cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ cho rằng nếu chậm trễ có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Còn trường hợp của ông Nguyễn Mạnh H. 63 tuổi, Hưng Yên được người nhà đưa vào viện cấp cứu sau khi hút vài điếu thuốc.
Tư vấn cho bệnh nhân.
Cách đây 1 năm, ông H. phát hiện viêm tắc nghẽn phổi mãn tính, bác sĩ điều trị đợt cấp xong chuyển về tuyến dưới điều trị duy trì. Ông H. phải kiêng thuốc lá hoàn toàn. Sau thời gian cai thuốc, một lần thèm quá ông giấu vợ con hút trộm vài điếu thuốc. Đến tối, ông lập tức lên cơn khó thở. Gia đình phải đưa vào viện cấp cứu.
Tiến sĩ - Bác sĩ Thái Thị Thuỳ Linh, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết:
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và chức năng phổi như: tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ, làm giảm chức năng phổi. Hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở.
TS Linh cho biết có nhiều bệnh nhân tới khám hô hấp vì các bệnh liên quan tới khói thuốc lá. Trong đó có trường hợp bệnh nhân có vấn đề hô hấp đã được bác sĩ điều trị ổn định và ngưng hút thuốc lá. Bệnh nhân ra viện thấy sức khỏe tốt, bệnh lý đã được kiểm soát nhưng thèm thuốc nên đã hút một điếu, chỉ vì một điếu thuốc lá vội phải vào viện cấp cứu ngay.
Có bệnh nhân can thiệp kịp thời giải phóng được đường thở nhưng có những bệnh nhân nhà xa không can thiệp được đường thở thì có thể nguy hiểm tới tính mạng.
TS Linh cho biết thuốc lá hiện nay có 4.000 độc chất, trong đó có 50 chất gây ung thư, bệnh cảnh hay gặp nhất là hen phế quản mãn tính. Nhiều bệnh nhân trước đây mắc bệnh nền như hen phế quản, nhưng không để ý tới nên khi hút thuốc lá sẽ khởi phát những cơn khởi cấp đường hô hấp bất ngờ, khi nhập viện muộn khả năng bình phục là rất thấp.
Cũng theo các bác sĩ, ngoài những biến chứng về đường hô hấp, hút thuốc lá lâu năm sẽ gây xơ vữa mạch mãn tính, không chỉ mạch vành mà tất cả các mạch máu trong cơ thể sẽ hình thành các mảng xơ vữa và dần dần hẹp lại. Bệnh nhân sẽ có đợt cấp như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Bệnh hô hấp như hen phế quản và tắc nghẽn phổi mãn tính có thể trở nên nguy hiểm khi hút một điếu thuốc. Với bệnh nhân bị các bệnh này bác sĩ phải tư vấn cai thuốc lá và kèm theo sử dụng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá vì người cai xuất hiện hội chứng cai thuốc lá.
Bệnh nhân khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi, đau bụng. Bác sĩ sẽ liên hệ với cả người nhà tư vấn cho họ để biết được những triệu chứng khi cai thuốc có thể xảy ra để cùng phối hợp. Người cai thuốc có thể tăng cường luyện tập để tránh cơn thèm thuốc đến.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám - chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó, hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động.
Hút thuốc lá cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp.
Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng, những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do Covid-19 cao hơn so với những người không hút thuốc.
Theo Infonet
-
Sức khỏe4 giờ trướcTheo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.
-
Sức khỏe4 giờ trướcMang thai lần đầu ở tuần thứ 26, chị P. (27 tuổi, Ninh Bình) bàng hoàng phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Bác sĩ nói nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh, đe dọa tính mạng.
-
Sức khỏe6 giờ trướcĐây là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt đối với những người có vấn đề về dạ dày, thận...
-
Sức khỏe11 giờ trướcTheo thông tin từ China Times, vào ngày 9/2, đã có 78 người tại Đài Loan (Trung Quốc) nghi ngờ đột tử do không khí lạnh.
-
Sức khỏe11 giờ trướcUống cà phê theo cách này 4-5 ngày/tuần có thể khiến bạn vô tình nuốt phải gần 90.000 hạt vi nhựa mỗi năm.
-
Sức khỏe14 giờ trướcKhông chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp người Việt, nghệ còn là dược liệu quý giá với nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh, trong đó có phòng ngừa bệnh cúm.
-
Sức khỏe16 giờ trướcGiấm táo không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mà còn được biết đến như một "thần dược" với vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá như axit axetic, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMùa Đông Xuân tạo điều kiện cho các bệnh về đường hô hấp gia tăng, trong đó có cúm A. Trước tình trạng các ca mắc cúm gia tăng, người dân đã đổ xô đến các hiệu thuốc để mua thuốc kháng virus tamiflu. Tuy nhiên việc mua thuốc không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNgoài các triệu chứng sốt, ho, đau họng, trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao, da mắt sung huyết, nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
-
Sức khỏe17 giờ trướcRõ ràng không uống được bia rượu nhưng lại nhận tin mắc bệnh gan nặng, phải ghép gan khiến ông Chen (Trung Quốc) sốc nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo cúm là bệnh thường gặp nhưng có thể gây tử vong, kể cả ở người khỏe mạnh, không có bệnh lý nền.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHannah nghĩ rằng đợt ốm kéo dài của mình giống như mọi lần nhưng gia đình kiên quyết đưa cô vào cấp cứu và đưa ra đề nghị với bác sĩ.