7 đặc sản nức tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Với nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều món ăn đặc sản rất riêng biệt và khó quên khi đã nếm thử.

Với nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều món ăn đặc sản rất riêng biệt và khó quên khi đã nếm thử.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Nhắc tới Mỹ Tho, là nhắc tới hủ tiếu. Bên cạnh những đặc sản về vẻ đẹp thiên nhiên, món hủ tiếu ngon nhất nhì vùng song nước đã trở thành Thương hiệu và hương vị không thể không thử khi ghé Mỹ Tho. Khác với hủ tiếu Sa Đéc hay hủ tiếu Nam Vang, đặc sản của vùng đất Mỹ Tho có đặc điểm riêng khác biệt ở sợi và nước dùng. Sợi hủ tiếu cọng nhỏ dai và giòn giòn nhưng lại mềm mềm hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước hầm xương, vị mằn mặn của tôm kho và ngọt nhẹ của củ cải. Hủ tiếu Mỹ Tho đem đến cho người ăn một cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi, thơm ngon đặc biệt khó quên.

hủ tiếu
Ảnh: tiengiangdiscovery

Tới Mỹ Tho, du khách có thể dễ dàng tìm được nhiều hương vị hủ tiếu nổi tiếng trên những hàng quán ở đường Nguyễn An Ninh, Ấp Bắc hay Nam Kỳ Khởi Nghĩa với mức giá cực vừa túi tiền, từ 20.000 đến 40.000 đồng.

Lẩu mắm

Lẩu mắm là món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ, ai đã ăn một lần thì rất dễ nghiền. Nguyên liệu của lẩu mắm không thể thiếu được nước lọc từ các loại mắm cá chế biến công phu cùng xương ninh. Đồ ăn kèm của lẩu mắm lại càng đa dạng với thịt, lươn, bạch tuộc và đặc biệt là vài chục loại rau, trong đó có nhiều loại rau đặc trưng sông nước như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa... Vị ngọt của rau tươi ngon hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của mắm, của cá, mực, lươn, xả khiến du khách đã từng một lần thử rồi thì sẽ nhớ mãi.

Nấu mẳn Tiền Giang

Món ăn mang cái tên lạ lùng nấu mẳn với hương vị và màu sắc mang theo nét đặc trưng hoang dã và hào phóng của vùng song nước Tiền Giang. Không hẳn là canh chua, nhưng cũng chưa tới vị măn khô của món cá kho, nấu mẳn mang hương vị thơm ngọt ấn tượng. Nấu mẳn được chế biến từ những loại cá trắng làm sạch, không đánh vảy, ngấm đều muối ớt trong vị chua của dấm hay cà chua. Với cách nấu “chơi vơi” giữa canh và kho, món nước mang vị ngọt của cá, thịt cá thơm mềm và vẫn còn vị ngậy đặc biệt. Món ăn đưa cơm thường được dùng chung với nhiều loại rau dại như ngọn cóc kèn, ngổ đồng, kèo nèo…

Gỏi Sầu Đâu Long Xuyên

Đến Long Xuyên tỉnh An Giang, không ăn gỏi sầu đâu thì thật uổng.Cũng giống như vị chan chat của cây vả, cây sung hay quả mít xanh ở miền Bắc, vị nhân nhẫn đăng của lá sầu đâu là hương vị chính làm nên nét đặc trưng của món ăn này. Sầu đâu là loại cây thân gỗ, gần giống với lá cây xoan ở miền Bắc. Vị đắng, vị ngai ngái nhưng dịu nhẹ của lá sầu đâu được trộn cùng với da heo hay tai heo tái nhỏ, cá khô xé nhỏ, tôm nõn, xoài chua và món nước trộn gỏi “bí truyền”. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị mang đủ đắng cay ngọt bùi của nhiều hương vị hấp dẫn khác nhau.


Ảnh: toiyeudulich

Cá linh

Chỉ đơn giản là cá linh, bởi rằng mỗi món ăn được chế biến từ loại cá này đều có thể gọi là đặc sản của Đồng bằng song Cửu Long. Chỉ duy nhất ở vùng song nước này, mỗi năm tới độ Tết đoan ngọ, khi con nước bạc bắt đầu chuyển mình trở thành con nước son (hay nước đổ) là mùa cá linh ở nơi đây. Nhiều món ăn dân dã, đậm đà đều gắn liền với loại cá đặc biệt này như cá linh giằm me, canh chua, lẩu mắm, mắm kho…


Ảnh: gocque

Bông súng mắm kho

Bông súng là món rau quen thuộc trong nhiều món ăn của người dân vùng Đồng Bằng song Cửu Long. Thường mọc ở vùng đất trũng, nước bùn, vào mùa nước lớn đổ về, bông súng cũng trôi theo làn nước đi khắp nơi. Món mắm kho bông sung có thể được nấu từ nhiều loại cá phổ biển theo mùa đã được lọc xương, bỏ chung với xả, tếp, hến... và lá sung. Vị giòn của bông sống cùng với vị ngọt đậm đà thơm ngon của món mắm là một phần thể thiếu trong đời sống người dân vùng đất này.


Ảnh: Zing

Chè Sơn Qui

Chè Sơn Qui, đơn giản là món chè của vùng đất mang tên... Sơn Qui, thuộc Tiền Giang. Chè Sơn Qui là món ăn mang vị thanh đạm ngon ngọt lạ miệng được làm khá công phu. Từ những nguyên liệu cơ bản như đường cát trắng, đậu xanh quết nhuyễn cùng đậu thạch để nguyên hạt, đậu phộng nhưng lại được nặn và chế biến tỉ mỉ và hấp dẫn. Khi ăn, tất cả được lấy đều theo tỉ lệ nhất định ăn kèm với nước cốt dừa. Có lẽ, điều làm nên sự nổi tiếng của món đặc sản này chính là tâm sức, sự cần mần của mỗi người đầu bếp làm nên món chè Sơn Qui. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy một nơi duy nhất bán món chè này trên được Quốc Lộ 50 từ TP Hồ Chí Minh tới Gò Công, đoạn qua Tân Trung – Lăng Hoàng Gia.

chè
Ảnh: Sài gòn ẩm thực

chè
Ảnh: Sài gòn ẩm thực


Theo Trí thức trẻ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.