Tại sao khi đun nước, chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Làm theo cách này vừa an toàn vừa đỡ tiền điện mỗi tháng

Nhiều người có thói quen đổ nước thật đầy ấm mỗi khi đun nước vì nghĩ rằng cách này sẽ giúp tiết kiệm điện. Nhưng thực tế lại không phải vậy, thậm chí hành động này còn gây ra nhiều hiểm họa khôn lường.

Tại sao khi đun nước, chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi nước sôi, nước sẽ nở lên vì nhiệt đồng thời thể tích cũng tăng lên. Kèm theo đó là nước sôi sẽ có bọt khí thoát ra từ đáy ấm nước, làm nước trên mặt bị động mạnh dẫn đến nước dễ bắn ra ngoài.

Tại sao khi đun nước, chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Làm theo cách này vừa an toàn vừa đỡ tiền điện mỗi tháng-1Tại sao khi đun nước, chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm?


Những nguy hiểm khi đun nước đổ đầy ấm

Khi nước dễ bắn ra ngoài, nếu đun bằng bếp lửa thì sẽ dễ bị tắt lửa, bếp điện thì sẽ dễ gây cháy nổ, giật điện. Chúng ta không thể tự ngắt điện khi sôi hoặc có thể hở giật khi cầm tay vào ấm nước.

Bên cạnh đó, đổ quá đầy nước sẽ khiến cho việc xách quai ấm gặp khó khăn do hơi nước bốc lên cao, có thể gây bỏng tay nhẹ hoặc nặng.

Cách đun nước bằng ấm siêu tốc đảm bảo

Không đun quá ít hoặc quá nhiều nước một lần

Trên mỗi cái ấm siêu tốc, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), giúp người có thể quan sát bên ngoài để đổ lượng nước cho phù hợp. Đun quá ít khiến ấm nhanh cạn, dễ hỏng, nhiều quá thì nước khi sôi dễ bắn ra ngoài, gây bỏng.

Tại sao khi đun nước, chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Làm theo cách này vừa an toàn vừa đỡ tiền điện mỗi tháng-2

Đậy nắp kín khi đun nước

Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơle tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Nếu không đậy nắp hoặc đây không kín sẽ khiến rơ le chập chờn, dễ hỏng. Vì thế, hãy đậy nắp kín khi đun để tiết kiệm điện nhé.

Nước sôi xong không được đổ cạn nước trong ấm

Rất nhiều người trong số chúng ta có thói quen là đổ hết nước trong ấm ra sau khi nước đã sôi. Việc làm này cần phải bỏ ngay lập tức. Lý do là bởi khi ấm nước sôi, dù công tắc điện đã tắt nhưng mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt.

Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Chính vì lẽ đó, bạn nên để khoảng 20 ml nước còn lại trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.

Tại sao khi đun nước, chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Làm theo cách này vừa an toàn vừa đỡ tiền điện mỗi tháng-3

Không nắm vào dây để rút điện

Khi cắm điện cho ấm siêu tốc, tuyệt đối không cầm dây điện mà phải cầm đúng phích cắm để tránh dây điện có bị nứt, đứt, gây rò rỉ điện cũng không làm bạn bị điện giật.

Không di chuyển ấm khi đang cắm điện đun nước

Khi nước đang đun, bạn không nên bê ấm bằng đế tiếp điện để tránh điện giật. Khi đun nước phải đóng kỹ nắp, nếu mở nắp thì tính năng tự ngắt điện an toàn sẽ không hoạt động.

Theo Công lý & xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/tai-sao-khi-dun-nuoc-chung-ta-khong-nen-do-nuoc-that-day-am-lam-theo-cach-nay-vua-an-toan-vua-do-tien-dien-moi-thang-89830.html

mẹo vặt gia đình


Cách nấu bún mắm miền Tây ăn là ghiền
Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
Bé trai 2 tuổi phải lọc máu liên tục sau 7 ngày được người lớn vệ sinh lưỡi
Chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.