Hàng loạt doanh nghiệp gas đứng trước nguy cơ phá sản

Gần 100 doanh nghiệp kinh doanh gas khác thuộc nhiều tỉnh trên cả nước đang bức xúc và lo lắng tới số phận của doanh nghiệp mình sau ngày 3092010.    Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Viễn, giám đốc Công ty CP Thương mại và phát triển Thăng Long gas, tỉnh Thái Nguyên giãi bày, “NĐ 107 ra đời giống như "cái chết" được báo trước đối với doanh nghiệp

Quá nhiều ý kiến cho rằng, Nghịđịnh 107/NĐ-CP không sát thực với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh gas.Hiện gần 100 doanh nghiệp kinh doanh gas đang chạy nước rút nhằm đáp ứng theoyêu cầu của Nghị định này (NĐ), nhưng chính sự thiếu  thực tế trong NĐ này đangkhiến nhiều doanh nghiệp “tụt hơi” và thực sự lo lắng trước nguy cơ phá sản.

Gần 100 doanh nghiệp kinh doanh gas khác thuộc nhiềutỉnh trên cả nước đang bức xúc và lo lắng tới số phận của doanh nghiệp mình saungày 30/9/2010.   

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Viễn, giám đốc Công ty CP Thương mại vàphát triển Thăng Long gas, tỉnh Thái Nguyên giãi bày, “NĐ 107 ra đời giống như"cái chết" được báo trước đối với doanh nghiệp. NĐ yêu cầu phải có đủ bồn chứa800m³ là không cần thiết vì hiện nay nhiều doanh nghiệp dùng30-60m³ đã là đủ, thậm chí có doanh nghiệp còn dư thừa. Các doanh nghiệp vùng sâu vùng xa như TháiNguyên, Tuyên Quang…thì con số 800m³ lại càng không cần . ..”.

Cũng theo ông Viễn, để đáp ứng số lượng 300.000 vỏ theo NĐ 107 thì phải cộngkhoảng 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh gas mới đủ. Để phát triển con số300.000 vỏ chỉ trong vòng có 9 tháng là quá phi thực tiễn. Hiện có 6-7 doanhnghiệp kinh doanh gas hoạt động khoảng 6,7 năm nay mới chỉ đạt khoảng 200.000vỏ.

Ngoài ra, trong 9 tháng không có nhà máy nào sản xuất kịp cho hàng trămdoanh nghiệp tăng số lượng vỏ lên con số 300.000. Hiện công ty ông Viễn có cốgăng cũng chỉ đạt khoảng 100.000 vỏ bình gas.

Rơi vào tình trạng tương tự,Ông Nguyễn Văn Tiến,giám đốc Công ty TNHH Gas Thăng Long cho biết, Công ty đã đầu tư theo quy hoạchtại cụm công nghiệp Lưu Xá, Thường Tín, Hà Tây từ năm 2007. Sức chứa tạikho hiện chỉ đạt khoảng 60-100 m³. Công ty phải mất khoảng hơn 2 năm để pháttriển thị trường mà mới chỉ đạt khoảng 100 nghìn vỏ bình.

Theo ông Tiến lý giải,thị trường Gas được phân khúc khá rõ ràng, thương hiệu Thăng Long Gas chủ yếuphân bổ ở khu vực Hà Tây.Nếu phát triển nữa thì cũng phải mất thời gian tươngứng để đạt lượng vỏ bình lớn hơn.

Hàng loạt doanh nghiệp gas đứng trước nguy cơ phá sản

(Ảnh minh họa)

Chỉ với riêng hai điều kiện khắt khe này cũng đủkhiến nhiều doanh nghiệp có cố gắng xoay sở cũng không thể đạt nổi. Ông Lý TrầnDũng, Tổng giám đốc công ty CP Ngọn Lửa Thần cho rằng, "để đáp ứng theo NĐ,chúng tôi phải đầu tư thêm khoảng 100 tỷ đồng cho bồn chứa và vỏ bình gas, nhưngthực tế đầu tư chỉ là để đó vì không đủ lượng người dùng gas đến cỡ đó...".

“Theo tôi NĐ 107 cần có cơ chế mới để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ phát triển trong kinh doanh. Nếu đầu tháng 10 tới đây NĐ đi vào thực tế thìnguy cơ phá sản là rất lớn. Nợ nần ngân hàng sẽ khó giải quyết, bởi phần lớndoanh nghiệp kinh doanh loại hình này có vốn vay ngân hàng khoảng 70%", cho Dũngnói.

Doanh nghiệp của ông Dũng đã đầu tư khoảng3.600m² tại khu công nghiệp Nam ThăngLong để làm nơi chiết nạp gas và bồn chứa gas, ngoài ra còn một khu hành chínhrộng hàng nghìn mét vuông tại khu vực phía cầu Thanh Trì, Hà Nội. Nguy cơ phásản sẽ khiến toàn bộ tài sản và hơn 400 công nhân làm việc tại đây sẽ không biếtgiải quyết như thế nào.

Hàng loạt doanh nghiệp gas đứng trước nguy cơ phá sản

Cũng theo các doanh nghiệp Gas nằm trong diện này,việc sáp nhập là điều không tưởng, bởi có quá nhiều vấn đề khó giải quyết nhưviệc làm, tài chính... Trường hợp hạ cấp thành đại lý thì toàn bộ hệ thống kho,bãi của doanh nghiệp sẽ không cần nữa và hậu quả sẽ khôn lường. Không những vậy,doanh nghiệp bị mang tiếng là bội tín với ngân hàng, bởi trong điều kiện vay vốn,doanh nghiệp ghi rõ mục đích vay là đầu tư vỏ bình và đầu tư xây dựng nhà máytriết nạp.

Ngoài ra, theo NĐ 107, nếu đại lý cấp 1 không đủđiều kiện , phải thu hồi toàn bộ số vỏ về. Nhưng theo tính toán, giá 1 vỏ bìnhhiện nay là 400.000 đồng/vỏ nếu nhân với số lượng hàng trăm nghìn vỏ phải thuhồi về, thì doanh nghiệp không thể có một khoản tiền khổng lồ để trả cho kháchhàng.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, không thể đổ lỗi giá gas trên thị trường bất ổn địnhlà do đầu mối và các đại lý cấp 1. Việc quản lý chặt chẽ thị trường gas là đúngđắn nhưng cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố khác.

Theo các doanh nghiệp kinhdoanh gas, thực tế hiện nay cho thấy, chưa có quy hoạch về hệ thống phân phốibán lẻ. So sánh  mức giá gas hiện nay trên thị trường , giá gas tại nhiều nơivẫn có giá chênh lệch từ 10-15 nghìn đồng/bình. Sở dĩ có sự chênh lệnh này chínhlà vì chưa có sự quản lý giá tới hệ thống các cửa hàng. Nhiều nơi phải trả tiềnthuê cửa hàng với giá cao thì giá gas sẽ phải tính cao hơn.

Theo ông Lê Minh Hiếu, chủ doanh nghiệp có hệ thống kinh doanh gas tại tỉnh LaoCai và Bắc Giang, việc triết nạp gas tại các tỉnh sẽ có lợi cho người tiêu dùngvì giảm được giá thành vận chuyển. Nếu các doanh nghiệp không đủ điều kiện theoNĐ 107 thì nhiều doanh nghiệp thuộc tỉnh miền núi sẽ không được triết nạp gas.Như vậy, giá gas sẽ đắt thêm vài chục nghìn/1 bình vì phải chuyển gas từ điểmđầu mối là Hà Nội hoặc từ Hải Phòng (nơi có trạm nạp gas của điều kiện theo NĐ107). 

Hàng loạt doanh nghiệp gas đứng trước nguy cơ phá sản
Doanh nghiệp đang bất lực trước điều kiện kinh doanh theo NĐ 107 (Ảnh: KN)

Còn theo ông Viễn, chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới đóng góp sự bình ổngiá gas trên thị trường, tạo ra sân chơi công bằng nhất, bởi hiện giá gas củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ như doanh nghiệp của ông bao giờ cũng rẻ hơn so vớinhững doanh nghiệp lớn.

Mục đích ra đời của NĐ 107, một phần là để bình ổn giá gas trên thị trường nhưngông Viễn cho rằng, nếu NĐ này  được thực thi thì chỉ còn khoảng 5 doanh nghiệplớn đáp ứng đủ điều kiện. Như vậy, sẽ dẫn đến sự độc quyền, tình trạng thíchtăng thì tăng, thích giá nào thì được giá đó, là điều không tránh khỏi, và nhưvậy sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.

Trao đổi với chúng tôi xoayquanh vấn đề này, Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công tyTNHH tư vấn VFAM Việt Nam, cho rằng, NĐ 107 ra đời không đi theo trình tự, cộngđồng doanh nghiệp không được tham gia góp ý kiến thông qua đại diện là PhòngThương mại và Công nghiệp (VCCI)... Chính vì vậy, NĐ đã không sát với thực tếhoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh gas.

"NĐ này ra đời chỉ lợi cho số ít các doanh nghiệp lớn. Điều này thấy rất rõ, đólà, sau 30/9/2010 hàng loạt các doanh nghiệp không đủ điều kiện theo NĐ 107 sẽhạ cấp từ đại lý cấp 1 xuống thành đại lý phân phối gas và như vậy thị trường sẽbị chi phối bởi số ít những doanh nghiệp này… Theo tôi thì Chính phủ cần tạmngừng hiệu lực của NĐ 107 để sửa đổi và bổ xung NĐ này cho phù hợp với thực tế", ông Tiền nói. 

Điều 13 của Nghị định 107 quy định: Thương nhân phân phối LPG cấp I (tức là thương nhân mua gas của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến gas) phải đáp ứng đủ các điều kiện:

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh LPG.

2. Có kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m³ (tám trăm mét khối) để tiếp nhận LPG từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác, được xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu góp vốn xây dựng.

3. Có tối thiểu 300.000 (ba trăm nghìn) chai LPG các loại (trừ chai LPG  mini) thuộc sở hữu thương nhân; nhãn hàng hóa và thương hiệu đã đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.

4. Có trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai quy định tại Điều 17 Nghị định này.

5. Có hệ thống phân phối LPG trực thuộc, bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào ô tô và có tối thiểu 20 (hai mươi) đại lý kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.

TheoKhổng Nhung
VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.