Nợ công đã ở mức 52,6% GDP

Đã có hơn một con số về mức dưnợ công được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 210.

Đã có hơn một con số về mức dưnợ công được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 2/10.

Theo báo cáo về ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninhtrình bày thì "tính đến 31/12/2009 tổng số dư nợ công bằng 52,6% GDP, ước đến31/12/2010 nợ công sẽ là 56,7% GDP".

Ngay sau đó, con số dư nợ công "khoảng 52% GDP" tại báo cáo thẩm tra về kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế cũng đã được cập nhật cho trùngvới con số của Bộ Tài chính, trong phần trình bày của Chủ nhiệm Hà Văn Hiền.

Tuy nhiên, tại báo cáo thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nướcnăm 2010 đề ngày 1/10 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thì "dự báo dư nợ côngđã ở mức 52,6% GDP năm 2010 và 57,1% năm 2011, dư nợ quốc gia đã gần chạm ngưỡngcảnh báo...".

Căn cứ vào những số liệu trên, ít nhất, có thể thấy dư nợ công của Việt Nam đã ởmức 52,6% GDP.

Đề nghị khống chế nợ công không vượt quá 60% GDP

Báo cáo của Chính phủ nhận định, nợ công ngắn hạn vẫn còn ở mức an toàn. Tuynhiên, theo phân tích của cơ quan thẩm tra, mức dư nợ công khá cao cho thấy độan toàn tài chính quốc gia sắp vượt ngưỡng cho phép.

“Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội khống chế nợ công không vượt quá 60% GDP, dưnợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương không quá 50% GDP, kiểm soát chặt chẽ nợChính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và cả khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nướcđi vay không có sự bảo lãnh của Chính phủ" cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.

Kiểm soát chặt những khoản nợ Chính phủ bảo lãnh và cả những khoản Chính phủkhông công khai bảo lãnh cũng là lưu ý của TS. Benedict Bingham, đại diện thườngtrú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam tại hội thảo về nợ công mới đượctổ chức tại Hà Nội.

Các diễn giả tại hội thảo này cũng cho rằng không nên dựa quá nhiều vào ngưỡngnợ, mà quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thựcchất như thế nào. Điều đó  đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và chi tiết hơnnữa.

Nợ công đã ở mức 52,6% GDP
Chiếc đồng hồ thông báo công khai diễn biến mức nợ quốc gia của nước Mỹ, được đặt tại thành phố New York (Ảnh: Reuters)

Vào tháng 5 năm nay, ngay sát kỳ họp Quốc hội thứ bảy, Ủy ban Tài chính - Ngânsách cũng đưa ra nhận định “mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mứctrần cho phép”.

Theo con số của Bộ Tài chính tại kỳ họp đó, thì nợ quốc gia của Việt Nam đến31/12/2009 chiếm 38,9% GDP; nợ Chính phủ chiếm 41,9% GDP, trong đó nợ trong nướcchiếm 41,2%, nợ nước ngoài chiếm 58,8%. 

Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu cho rằng, những con số này chưa bao quát hếttình hình nợ công của Việt Nam và muốn được cung cấp những thông tin chi tiếthơn nữa.

Dù vậy, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách trình Ủy ban Thường vụQuốc hội hôm nay đã không có nhiều con số chi tiết hơn về nợ công. Bao gồm cả nợchính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ Chính phủ bảo lãnh.

Liên quan đến chi trả nợ và viện trợ tăng 14,2% (10.000 tỷ đồng) so vớinăm 2009,  nhiều ý kiến trong thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sáchcho rằng, tốc độ tăng chi trả nợ những năm gần đây có xu hướng tăng cao là điềuđáng quan tâm. Bởi vậy, đề nghị Chính phủ giải trình rõ số tăng chi này và cầncó báo cáo chi tiết về tình hình vay và trả nợ.

Đề nghị giảm bội chi ngân sách xuống5,5% GDP

Năm 2010, Chính phủ dự kiến mức bội chi ngân sách là 5,95% GDP. Thường trực Uỷban Tài chính - Ngân sách đề nghị cân nhắc có thể giảm xuống mức 5,5% để làm cơsở vững chắc giảm dần bội chi ngân sách bình quân 5 năm 2009 - 2013 xuống dưới5%, như Chính phủ đã báo cáo Quốc hội.

Về bội chi ngân sách Nhà nước năm 2011, Chính phủ dự kiến 125.100 tỷ đồng,bằng 5,5% GDP. Nguồn bù đắp bội chi: vay trong nước là 97.100 tỷ đồng,vay nước ngoài: 28.000 tỷ đồng. Mức dư nợ Chính phủ dự tính bằng 45,3% GDP,dư nợ quốc gia bằng 42,8% GDP. 

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nền kinh tế năm 2011 đã bắt đầu đivào thế ổn định, nên không thể tiếp tục thực hiện các biện pháp đặc biệt vốn đãđược linh hoạt áp dụng trong thời kỳ  chống suy giảm kinh tế trong 2 năm vừaqua. Do đó, đề nghị khống chế mức bội chi năm 2011 ở mức giá trị tuyệt đối thấphơn hoặc tối đa là bằng với năm 2010 (khoảng 120 nghìn tỷ đồng) thấp hơn mứcChính phủ trình khoảng 5.100 tỷ đồng, và chỉ phát hành trái phiếu chính phủ ởmức 40 nghìn tỷ đồng (cho các công trình cấp bách nhất), thấp hơn dự kiến củaChính phủ 5 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời, đề nghị đưa các khoản chi đang quản lý qua ngân sách Nhà nước vàotrong cân đối Ngân sách Nhà nước (xổ số kiến thiết, vốn trái phiếu Chính phủ) đểphản ánh số bội chi thực tế đúng hơn và theo thông lệ chung Quốc tế.

“Với tình hình bội chi ngân sách Nhà nước ở mức cao trong nhiều năm liên tục vàtốc độ phát hành trái phiếu chính phủ như hiện nay, thì việc các chỉ số nợ vượtngưỡng an toàn rất dễ xảy ra trong trung hạn”, cơ quan thẩm tra bày tỏ lo ngại.

Cùng với các báo cáo khác về tình hình kinh tế xã hội, tình hình thực hiện ngânsách Nhà nước năm 2010 cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tạiphiên họp hôm nay (2/10).

Theo Nguyễn Lê
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.