Quy hoạch Hà Nội: Không có chuyện “dời đô”

Đó là khẳng định tại báo cáo bổ sung của Chính phủ về một số nội dung của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày trước Quốc hội sáng nay. Trước đó, và chiều 36, khi thảo luận tại tổ về đồ án, ý tưởng hình thành trục Thăng Long và chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì đã không thuyết phục được nhiều đại biểu

Không có khái niệm trung tâmhành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô vàcàng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi.

Đó là khẳng định tại báo cáo bổ sung của Chính phủ về một số nội dung của đồ ánquy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,được Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày trước Quốc hội sáng nay.

Trước đó, và chiều 3/6, khi thảo luận tại tổ về đồ án, ý tưởng hình thành trụcThăng Long và chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì đã không thuyết phục đượcnhiều đại biểu. Ý kiến tại nhiều tổ cho rằng, việc đưa trung tâm hành chính quốcgia lên Ba Vì trong khi trung tâm chính trị vẫn ở Ba Đình là “rất phi thực tế vàlãng phí”.

Không có chuyện “dờiđô”

Báo cáo bổ sung viết “phải hiểu rằng toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hànhchính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước.

Do vậy “không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặcmột khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một sốý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi”.

“Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là trung tâm chính trị của đất nước vàtrong tâm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta”, báo cáo nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng giải thích, tại khu vực Ba Đình khôngcó điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộmáy hành chính quốc gia, mà thực tế phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực khácnhau trong thành phố Hà Nội.

Quy hoạch Hà Nội: Không có chuyện “dời đô”
Đại biểu Quốc hội xem sơ đồ tại phiên thảo luận tổ về quy hoạch Thủ đô

Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của cáccơ quan hành chính trong tương lai. Trong ý tưởng quy hoạch chung lần này Ba Vì“chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm2050”. Trụ sở các bộ ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyểnđi nơi nào nếu không có nhu cầu, báo cáo nêu rõ.

Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất chocác công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ… phải được nêutrong quy hoạch dài hạn. “ Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải có trong một đồán quy hoạch chung”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trục Thăng Long không phải làtrục tâm linh

Bên cạnh trung tâm hành chính quốc gia thì ý tưởng hình thành trục Thăng Longtrong đồ án cũng khiến nhiều đại biểu băn khoăn.

Báo cáo bổ sung của Chính phủ cho biết, trong quy hoạch chung có 5 trục giaothông mới được đề xuất song hành với 7 trục hướng tâm hiện hữu, trong đó có mộttrục phát triển, cũng là một trục cảnh quan được đề xuất kết nối với khu vực nộiđô với Hòa Lạc, tạm gọi là trục Thăng Long.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, trục Thăng Long bên cạnh chức năng giải quyếtcác vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật, còn tạo đặc trưng vàđiểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng3,5 km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiếntrúc văn hóa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện không gian kiến trúc cảnh quankết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài. 

"Một số ý kiến nêu trục Thăng Long là trục tâm linh hay trục hoàng đạo là khôngđúng với ý tưởng của đồ án", báo cáo viết.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trục Thăng Long sẽ được phát triển theo từnggiai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Bộ trưởng cho rằng, trước mắtcần triển khai tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tưkhông đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh các nội dung trên, báo cáo này cũng giải trình thêm các vấn đề về quátrình tổ chức thực hiện, dự báo phát triển và một số nội dung còn có nhiều ýkiến trái chiều tại Quốc hội.

Sau khi nghe báo cáo bổ sung, Quốc hội sẽ dành toàn bộ thời gian còn lại để thảoluận tại hội trường về đồ án.

Theo Nguyên Bình
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.