Nhiều nước "lăn tăn" về điện hạt nhân

Cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản sau động đất, với liên tiếp các vụ nổ trong lò phản ứng, đang khiến các nước từ châu Âu đến châu Á xem lại những dự án về điện nguyên tử.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân tạiNhật Bản sau động đất, với liên tiếp các vụ nổ trong lò phản ứng, đang khiến cácnước từ châu Âu đến châu Á xem lại những dự án về điện nguyên tử.


Nguy cơđối mặt với thảm hoạ ô nhiễm phóng xạ tại Nhật sau động đất và sóng thần vẫnchưa dứt, khi hôm qua lại xảy ra vụ nổ thứ ba trong vòng 4 ngày tại nhà máy điệnnguyên tử Fukushima I, cách Tokyo 250 km về phía đông bắc. Sự kiện này đang đượcnhìn nhận như hồi chuông cảnh báo đối với các dự án điện nguyên tử trên khắp thếgiới.

Cả châu Âu xem lại điện hạtnhân

Liên minh châu Âu (EU) hôm quatriệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các biện pháp an toàn cho nhữngnhà máy điện hạt nhân của khu vực này, sau khi chứng kiến những gì đang xảy ratại Nhật Bản.

Thủ tướng Đức Angela Merkel sauđó tuyên bố sẽ cho xem lại một cách tổng thể việc sử dụng điện nguyên tử tạinước này. Bà cũng lệnh đình chỉ kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động của 17 nhàmáy hạt nhân trên khắp nước Đức. Các nước Anh, Thụy Sĩ và Phần Lan cũng thôngbáo đánh giá lại các chương trình điện nguyên tử của họ.

"Mọi thứ sẽ được đánh giá lại.Nếu một nước phát triển cao như Nhật Bản với tiêu chuẩn an toàn khắt khe khôngthể ngăn chặn các hậu quả của điện hạt nhân trong động đất và sóng thần, thìđiều này sẽ để lại hậu quả cho cả thế giới", tờ Christian Science Monitor dẫnlời thủ tướng Đức khi họp báo tại Berlin.

Điển hình về mối lo ngại của Đứclà tại ngôi làng Biblis bên bờ sông Rhine, nơi có lò phản ứng lâu đời nhất nướcnày. Đa phần người địa phương làm việc trong nhà máy, nhưng nhiều người vẫn nổigiận vào năm ngoái khi bà Merkel cam kết kéo dài thời gian hoạt động cho các nhàmáy điện hạt nhân trên cả nước thêm 12 năm, sau thời hạn ngừng vận hành vào năm2021 theo thiết kế ban đầu.

Sự cố hạt nhân tại Nhật sau độngđất một lần nữa khuấy lại mối lo ngại của người Đức về điện nguyên tử. Họ đanglên kế hoạch tập hợp tới 50.000 người vào thứ bảy này, tạo thành hàng rào ngườidài hơn 50 km từ nhà máy hạt nhân ở Stuttgart tới Neckarwestheim để kêu gọichính phủ đóng cửa các cơ sở điện nguyên tử.

Vấn đề hạt nhân đang đẩy Thủtướng Đức Merkel vào thế khó vì các cuộc thăm dò đều cho thấy người Đức phản đốiđiện hạt nhân. Bà sẽ mời thủ hiến 16 bang tới Berlin để bàn thảo về an toàn hạtnhân. "Sự kiện tại Nhật đã làm thay đổi tình hình, bao gồm cả tình hình tại Đức.Chúng ta đang đứng trước tình hình mới và điều này cần phải được phân tích mộtcách kỹ lưỡng", bà Merkel nói thêm.

Triển vọng điện hạt nhân châuÁ có thể bị tổn thương

Giới phân tích cho rằng, các vụnổ trong nhà máy hạt nhân của Nhật sẽ tác động không mấy tốt đẹp tới triển vọngphát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân đang hứa hẹn tại châu Á. Nhiều nướctrong khu vực đang coi đây là giải pháp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện nănggia tăng chóng mặt trong nước, như Indonesia, Philippines và Malaysia.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảnghạt nhân tại Nhật Bản được dự đoán sẽ đặt ra yêu cầu an toàn bổ sung đối với cácdự án điện hạt nhân ở nhiều nơi khác. Đây sẽ là một vấn đề lớn vì điều này đồngnghĩa với việc phải đội chi phí đối với ngành công nghiệp vốn đã ngốn một khoảntiền "khủng" mới có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử.

Bên cạnh đó, BBC dẫn lời nhànghiên cứu Antony Froggatt cho rằng, trong bối cảnh giá thành các công nghệ sảnxuất điện năng khác như từ gió và địa nhiệt đang giảm xuống, các nước có thể sẽcân nhắc việc tạm hoãn những dự án điện hạt nhân của mình cho đến khi việc ápdụng các biện pháp đảm bảo trở nên rõ ràng.

Nhiều nước "lăn tăn" về điện hạt nhân
Em bé một tuổi sống gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đang được điểm kiểm tra nồng độ phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: AP

Một trong những nước châu Áđầu tiên có hành động cụ thể về lo ngại sau sự cố hạt nhân Nhật Bản làPhilippines. Phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino là Abigail Valtehôm qua cho rằng, hiện không phải là lúc để bàn về tính khả thi của điệnnguyên tử. "Vào lúc này, tốt hơn là tập trung tìm hiểu các nguồn nhiên liệuthay thế khác ít gây tranh cãi hơn", AFP dẫn lời người phát ngôn.

Cựu nghị sĩ và là doanh nhân cóthế lực của Philippines Mark Cojuangco, anh em họ của Tổng thống Aquino, ngườitừng hết lòng ủng hộ điện hạt nhân thì bình luận: "Với các sự kiện ở Fukushima,tôi muốn nói rằng đây là thời điểm để toàn bộ ngành năng lượng hạt nhân thế giớithanh kiểm tra".

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứucũng nhận định đây sẽ không phải là cách tiếp cận ở tất cả các nước châu Á. Hainước đang có nhu cầu cực lớn về năng lượng phục vụ cho sự tăng trưởng nóng củanền kinh tế là Ấn Độ và Trung Quốc được cho là sẽ không thay đổi kế hoạch điệnhạt nhân của họ, sau những gì xảy ra tại Nhật Bản.

"Tôi không nghĩ các nước đã khaithác điện hạt nhân có kế hoạch thay đổi đường lối. Đó là một phần không thể táchrời trong chiến lược phát triển. Vì vậy Ấn Độ và Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục pháttriển điện hạt nhân", chuyên gia về chính sách năng lượng Benjamin Sovacoolthuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận định.

Ấn Độ đang có kế hoạch giúp điệnhạt nhân cung cấp 25% năng lượng cho nước này vào năm 2050, so với mức 2,5% hiệnnay. Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng có hơn 25 nhà máy điện hạt nhân đang đượcxây dựng và 50 nhà máy khác trong giai đoạn lập kế hoạch. Nước này dự tính sẽnâng sản lượng điện hạt nhân lên gấp 10 lần hiện nay vào năm 2050.

Tuy vậy, các cuộc thăm dò dư luậnvề công nghiệp hạt nhân tại châu Á được cho là sẽ bị tác động mạnh sau những gìxảy ra tại Nhật Bản. "Hình ảnh những em bé được xét nghiệm phóng xạ có sức layđộng lớn. Ngay cả khi chúng ta thấy rằng các nguy cơ đã bị thổi phồng, thì mọingười cũng sẽ nhớ họ đã cảm thấy sợ như thế nào. Về mặt lịch sử, khi xảy ra cácvụ tai nạn lớn đồng nghĩa với việc gia tăng sự phản đối của công chúng và sự huỷbỏ các dự án", chuyên gia Sovacool nói thêm.

Theo Đình Nguyễn
Vnexpres



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.