Những mẹo vặt vô cùng hữu ích khi chế biến thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày

Một vài mẹo vặt nhưng rất hữu ích khi chế biến thức ăn dưới đây giúp các bà nội trợ không mất nhiều thời gian trong việc bếp núc mà lại đảm bảo mang đến cho gia đình những bữa cơm ngon tròn vị.

Một vài mẹo vặt nhưng rất hữu ích khi chế biến thức ăn dưới đây giúp các bà nội trợ không mất nhiều thời gian trong việc bếp núc mà lại đảm bảo mang đến cho gia đình những bữa cơm ngon tròn vị.

>> Trổ tài vào bếp với những món ngon không ngờ từ sườn heo
>> Tất tần tật tuyệt chiêu luộc đồ ăn ngon như chuyên gia ẩm thực
>>
Những tuyệt chiêu pha nước chấm ngon đúng điệu cho từng món ăn

1. Cách chế biến dọc mùng không ngứa


Rửa sạch cây dọc mùng cho khỏi bùn đất. Tước bỏ phần xơ phía bên ngoài như tước vỏ chuối. Sau đó dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng (phần cong bên trong).

Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài, cắt dọc mùng theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối hạt và trộn đều, để khoảng 15 phút. Nên thái vát dọc mùng vì cây dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dọc mùng dễ vắt và dễ ngấm gia vị. Việc ngâm muối cũng giúp chúng bớt ngứa.

Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, rửa sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước. Bạn nên dùng găng tay nylon để vắt dọc mùng. Lúc này dọc mùng óp lại chỉ còn khoảng 1/4 so với ban đầu. Đun nước sôi để chần dọc mùng.

Dọc mùng ngâm 2 lần với nước muối pha đậm rồi ngâm xả vài lần với nước lạnh, đảm bảo sẽ hết ngứa.

2. Mẹo làm thịt vịt không bị hôi

Tẩy mùi hôi của vịt

Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc.

Để thịt bớt dai

Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.

Mẹo làm thịt vịt không bị hôi

Nếu bạn mua phải con vịt già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu. Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Có người cho vào nồi luộc vài con ốc, hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.

3. Mẹo hầm thịt gà, vịt chóng nhừ

Trước khi làm thịt, hãy đổ vào mỏ gà một muỗng dấm, thịt gà đem hầm sẽ chóng nhừ và mềm, ngon.


Để gà mau nhừ, trước khi giết mổ hãy cho vào miệng gà một muỗng dấm.

Nếu trong nhà không có nồi áp suất để hầm thịt gà, bạn có thể áp dụng một trong các mẹo sau để thịt chóng nhừ hơn:

Trước khi làm thịt, hãy cho gà "uống" một thìa dấm, để vài phút sau mới đem giết mổ. Làm như thế thịt gà khi chế biến sẽ mau nhừ và mềm, thơm ngon hơn.

Cho vài củ khoai tây gọt vỏ sạch sẽ vào nồi hầm gà (có thể thay khoai tây bằng quả sơn trà).

Gà làm sạch sẽ, để nguyên con đem xào xơ qua với dấm, sau đó cho vào nồi hầm sẽ rất chóng nhừ. Riêng với vịt, khi hầm cho thêm vào nồi một miếng tụy lợn cắt nhỏ, thịt vịt sẽ mau nhừ và có mùi thơm hơn.

4. Mẹo hay khi làm món hấp

Đun nước thật sôi, dùng muối hột khi hấp hay cho các loại gia vị tạo mùi như sả, gừng, hành để tạo hương thơm, làm giảm mùi tanh của nguyên liệu. Hấp hạn chế dầu mỡ, giúp món ăn giữ hương vị thơm ngon tự nhiên.


Khi hấp, tốt nhất là để cách thủy. Nếu muốn biến hóa một chút, có thể lót thêm muối hột phía dưới các khay hấp (kiểu bung) để tạo mùi vị đặc trưng hoặc thường thấy là hấp với bia. Khi ấy, nhờ hơi nóng được “bọc” kín trong nồi to, món ăn sẽ chín từ từ mà không hề mất đi vị ngọt hay mùi tự nhiên.

Các gia vị thường được cho vào trong món hấp là gừng, sả, hành, hạn chế tối đa tỏi hay các gia vị nồng khác. Món ăn vì thế mà không bị át hay lẫn mùi.

Các món hấp thường rất nhanh nguội nên bạn phải dùng ngay khi còn nóng mới thơm ngon và không có mùi tanh đặc trưng.

Món hấp được làm chín chủ yếu bằng hơi nước nên nhất thiết khi hấp, phải đảm bảo nước thật sôi. Khi hấp, có thể mở bung nắp (để hơi nước thoát bớt ra ngoài) khoảng 2 lần (giữa thời gian hấp và trước khi nhắc xuống), món sẽ mềm và ngon hơn.

5. Mẹo làm ốc sạch nhanh chóng, đơn giản

Ốc sẽ nhả bùn rất nhanh khi ngửi mùi kim loại. Vì vậy, bạn cần ngâm ốc trong một thau hoặc chậu bằng kim loại có chứa nước, cho vào thêm các vật dụng khác bằng kim loại như dao, muỗng, nĩa, đũa. Khi ngửi phải những đồ kim loại này chưa đến 3 giờ, ốc sẽ nhả hết bùn đất ra.


Cách 2. Sử dụng nước vo gạo

Với những người dân ở vùng quê, cách hay nhất để loại bỏ chất nhờn và bùn đất trong ốc là nước vo gạo. Sử dụng một thau đựng đầy nước vo gạo và ngâm ốc trong khoảng 1 - 2 tiếng đồng hồ, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy. Chỉ cần bạn rửa lại với nước sạch là có những con ốc sạch để chế biến món ăn ngon.

Cách 3. Dùng các gia vị như giấm, chanh, ớt

Bạn là một người bận rộn, muốn rút ngắn thời gian làm sạch ốc, bạn nên dùng nước pha với giấm chua, chanh hoặc ớt bột. Tất cả gia vị trên đều có tác dụng làm ốc nhả hết bùn đất cũng như chất nhờn rất nhanh và sạch.

Cách 4. Mẻ (cơm chua) luộc ốc

Lấy một lượng mẻ vừa phải trộn đều với ốc và đem luộc. Vị chua của mẻ giúp ốc nhả hết bùn đất và không còn vị tanh.

Chú ý:Khi luộc ốc, bạn nên cho một ít lá chanh, gừng hoặc cây sả đập dập lót bên dưới rồi đổ ốc lên. Hương thơm của các gia vị nói trên sẽ làm ốc không còn tanh và có mùi thơm ngon.

Hà Linh (tổng hợp)
Theo VietNamNet

mẹo vặt

ẩm thực Việt Nam

nội trợ

vào bếp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.