- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Toàn cảnh hai nhà thờ lớn ở Huế trong dịp Giáng sinh
Gắn bó với dòng chảy lịch sử, văn hóa Huế suốt hàng thập kỷ, 2 nhà thờ lớn nhất cố đô gần gũi, tôn nghiêm lại càng thêm phần tráng lệ dịp Giáng sinh về.
Gắn bó với dòng chảy lịch sử, văn hóa Huế suốt hàng thập kỷ, 2 nhà thờ lớn nhất cố đô gần gũi, tôn nghiêm lại càng thêm phần tráng lệ dịp Giáng sinh về.
Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
Nhà thờ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, được khởi công xây dựng vào đầu năm 1963. Tiến độ thi công nhà thờ Phủ Cam chậm và kéo dài vì nhiều lý do. Ngày 1/5/1999, công trình tiếp tục khởi công xây dựng 2 tháp chuông. Sau gần 37 năm, ngày 29/6/2000, nhà thờ chánh toà Phủ Cam được khánh thành, trở thành ngôi thánh đường rộng lớn bậc nhất tại thành phố Huế.
Phủ Cam có hai ngọn tháp chuông cao 43,5 m (với 12 tầng mỗi tháp), chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80x24 m. Phía trước sân nhà thờ có 2 pho tượng Thánh Phêrô (Saint Peter) và Thánh Phaolô (Paul the Apostle) bằng xi măng trắng do nghệ nhân Đinh Văn Lương (TP.HCM) đúc. Tượng được di chuyển bằng đường thủy từ TP.HCM ra cảng Đà Nẵng và đưa bằng ôtô ra Huế.
Với những đường nét thanh thoát, đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời, hai đường lượn phía trước tiền đường được xây bằng đá uốn cong xuống như chiếc khăn quàng khổng lồ vắt ngang trời. Không gian kiến trúc của ngôi nhà thờ chính tòa hoành tráng, vừa gần gũi, gợi cảm, vừa thánh thiện, tôn nghiêm.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (hay còn gọi là nhà thờ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp) là công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo với khu đất hình tam giác tọa lạc giữa 2 con đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến (tên cũ là đường Quỳnh Lưu, nay thuộc phường Phú Nhuận, TP Huế).
Dù không có tuổi đời lâu như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế vẫn để lại nhiều dấu ấn riêng biệt trong dòng chảy lịch sử văn hóa Huế với hơn nửa thế kỷ tồn tại.
Bản thiết kế nhà thờ là tác phẩm nổi bật của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc vào tháng 1/1959 và việc xây dựng nhà thờ được hoàn thành vào tháng 8/1962. Tuy nhiên, lịch sử của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tồn tại từ những năm 20 của thế kỷ 20.
Nhà thờ có mặt bằng đối xứng qua trục trung tâm, tạo nên hình ảnh cây thánh giá khi nhìn từ trên cao xuống. Phía trước nhà thờ, tượng Chúa Giêsu mở rộng hai cánh tay như ôm trọn và thấu suốt hết mọi tâm tư để bao dung với mọi con chiên của Người. Hang Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng bên cánh trái được thiết kế như một quả núi quanh năm hoa trái tốt tươi.
Hàng ngày, khuôn viên nhà thờ luôn có rất nhiều người tới cầu nguyện, gặp cha quản xứ để chuyện trò và nghe giảng đạo hoặc vui chơi, chụp ảnh, ôn bài... Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc và thân thiện của người dân xứ Huế.
Theo Zing
-
Vào bếp5 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp11 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.