Vào bếp nấu canh cá dưa chua cho bữa cơm sau Tết ngon đậm đà

Canh cá nấu dưa chua thanh nhẹ chắc chắn sẽ là gợi ý không tồi cho bữa cơm tối của gia đình bạn.

Canh cá nấu dưa chua thanh nhẹ chắc chắn sẽ là gợi ý không tồi cho bữa cơm tối của gia đình bạn.

Nguyên liệu:

1kg cá thái khúc

300gr dưa chua

2 quả cà chua

Thì là, hành lá, ớt

Gia vị

Cách làm:

Bước 1

Cá đánh vảy, cắt khúc sau đó đem rửa sạch để ráo nước.

Bước 2

Đổ dầu láng mặt chảo, đun sôi, cho cá vào chiên.

Bước 3

Khi cá chiên vàng đều các mặt thì gắp ra khỏi chảo.

Bước 4

Dưa chua mua về rửa nhiều lần với nước sau đó vắt sơ dưa để loại bớt nước chua rồi cho ra rổ để ráo.

Bước 5

Cà chua thái múi cau, thì là, hành lá cắt khúc dài khoảng 2cm, hành củ để riêng.

Bước 6

Cho dưa chua và cà chua vào nồi, thêm 3 thìa cafe bột canh, nếu nhà có mỡ thì cho 1 thìa súp mỡ nếu không cho 1 thìa súp dầu, xào dưa cho ngấm gia vị.

Bước 7

Sau đó cho 1 tô canh nước vào đun sôi.

Bước 8

Nhẹ nhàng cho cá vào nồi, đậy vung đun cho canh cá sôi lên thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu chừng 15 phút.

Bước 9

Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng sau đó thả hành lá, thì là vào thì tắt bếp.

Nếu thích ăn cay bạn có thể cho thêm 1 thìa cafe sa tế hoặc 1-2 quả ớt tươi vào nồi canh trước khi tắt bếp. Múc canh ra tô, dùng nóng. Canh cá nấu dưa chua là món rất dễ ăn bởi vị chua của dưa, thịt cá thanh ngọt sẽ giúp bạn ngon miệng hơn rất nhiều.

Cơm sau Tết nhất định phải có canh cá nấu dưa chua - Ảnh 10.

Theo Helino

món canh

món ngon từ cá


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.