Nâng cấp để hoa hậu không mất giá

Đấy là thế giới, còn ở Việt Nam, sau 22 năm chính thức có mặt, các cuộc thi hoa hậu vẫn được xem là “bước đổi đời của các cô gái trẻ” hơn là các cuộc thi “sắc đẹp vì mục đích cao cả”.

Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1951, Tổ chức Hoahậu Thế giới đã quyên góp được 250 triệu bảng Anh cho các tổ chức từthiện vì trẻ em.

Đấy là thế giới, còn ở Việt Nam, sau 22 năm chính thứccó mặt, các cuộc thi hoa hậu vẫn được xem là “bước đổi đời của các côgái trẻ” hơn là các cuộc thi “sắc đẹp vì mục đích cao cả”.

Hoa hậu - đến hẹn lại thi

Tính từ cuộc thi hoa hậu đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, năm1988, với sự đăng quang của hoa hậu Bùi Bích Phương, lịch sử của cáccuộc thi người đẹp ở ta cũng không đến nỗi còn non trẻ. Nhưng dường như“cô gái tuổi 22” này vẫn… chưa chịu lớn, thậm chí vẫn chưa “định hình”được “dáng vóc”.

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá
Hoa hậu Bùi Bích Phương

Với mục đích tạo ra một sân chơi cho thanh niên cuốinhững năm 1980, báo Tiền Phong khởi xướng cuộc thi hoa hậu đầu tiên, Hoahậu báoTiền Phong, tiền thân của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam ngày nay. Chođến giờ, đây vẫn là một sân chơi thu hút được rất nhiều thiếu nữ trênkhắp mọi miền đất nước.

Nhưng nếu như ở thời của hoa hậu Bùi Bích Phương,người ta đi thi hoa hậu rất “trong sáng”, đó là sinh hoạt văn hóa mangtính đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường được động viên đi thi; thìkhoảng 10 năm gần đây sự trong sáng đó gần như biến mất. Bởi thay vìphần thưởng là một chiếc xe đạp Mi-pha như hoa hậu Bùi Bích Phương nhậnđược, phần thưởng cho những hoa hậu kế nhiệm sau này quy ra vật chất thìgiá trị hơn rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn, với danh hiệu hoa hậu, áhậu, các người đẹp sẽ có cơ hội bước vào một thế giới khác, chỉ sau mộtđêm.

Sự kiện

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá

Vô hình trung, hơn hai mươi năm nay, chúng ta đang bỏtiền ra để tổ chức một sân chơi, cũng không ít tốn kém, để làm bàn đạpcho các người đẹp tiến thân. Họ có thể từ những cô gái đi “xe đạp, xemáy” tiến lên thành những quý cô, quý bà lộng lẫy có người đón đưa bằng“bốn bánh hạng sang”. Còn trách nhiệm của một hoa hậu với xã hội ư? Nếuđược hỏi, câu trả lời vẫn là sự mơ hồ…

Chưa kể đã có bao nhiêu chuyện eo sèo theo sau vầnghào quang ảo ấy. Đến bây giờ, sau nhiều năm bội thực thi người đẹp, saunhiều năm các người đẹp đem chuông đi đánh xứ người và thậm chí đưa cáccuộc thi hoa hậu hàng đầu thế giới đến Việt Nam thì người ta mới tínhđến chuyện “giữ giá” cho các cuộc thi hoa hậu bằng việc ràng buộc tráchnhiệm với người đăng quang.

Ở năm thứ 22, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 (với vòng chung kết diễn ratại khu du lịch Tuần Châu, Quảng Ninh từ ngày 01 đến 15/8) chọn cho mìnhmột diện mạo mới bằng cách báo Tiền phong không “ôm” hết các khâu nhưnhững lần tổ chức trước. Theo chủ trương xã hội hóa, nhà tổ chức Hoa hậuViệt Nam phối hợp với hai đơn vị khác là Đài truyền hình kỹ thuật số VTCvà Công ty cổ phần Tập đoàn MV để nâng cao tính chuyên nghiệp của cuộcthi và tính chuyện “hậu” hoa hậu.

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá
Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2010

Ngoài giá trị của các giải thưởng được nâng lên (500triệu đồng tiền mặt, chưa kể nhiều loại tặng phẩm) thì năm nay, tân hoahậu sẽ chịu sự ràng buộc lớn hơn về “trách nhiệm” với xã hội bằng việcthực thi những cam kết mà BTC cuộc thi đưa ra.

Ở một thế khác, Hoa hậu Thế giới người Việt, được tổ chức lần thứ hai(lần đầu tiên vào năm 2007, với chiếc vương miện thuộc về Ngô PhươngLan) đã cho thấy sự chuyên nghiệp qua việc “nhập khẩu” công nghệ tổchức. BTC cuộc thi cho biết họ sẽ mời ê-kíp đạo diễn của cuộc thi Hoahậu Trái đất để dàn dựng đêm chung kết. Ban nhạc Il Divo từng hát trongđêm chung kết Hoa hậu Thế giới năm 2004 sẽ góp vui. Như vậy, đến nămnay, trong thế đua tranh không lên tiếng, hai cuộc thi muốn tiến gầncông nghệ tổ chức thi hoa hậu của thế giới. Hơn ai hết, các nhà tổ chứcđã thấy các cuộc thi hoa hậu đang dần mất giá nếu không thay đổi.

“Hậu” hoa hậu và công nghệ cho nhan sắc Việt

Ở thời mới mở cửa, người ta còn phải vật lộn với chuyệncơm áo gạo tiền, các hoa hậu thế hệ đầu như Bùi Bích Phương, Nguyễn DiệuHoa, Hà Kiều Anh, Nguyễn Thu Thủy, thậm chí đến thời cuộc sống bắt đầukhấm khá hơn thì sau ngày đăng quang, các hoa hậu Nguyễn Thiên Nga,Nguyễn Thị Ngọc Khánh đều đổ dồn tâm sức vào việc học hành.

Tuyệt nhiên, trong cái thời ấy (những năm trước năm2000) khái niệm làm từ thiện, hoạt động từ thiện còn quá xa xôi. Với cáchoa hậu thời đó, chỉ cần học tập tốt, sống gương mẫu, xem như đã hoànthành trách nhiệm.

Khoảng từ năm 2000 trở lại đây, khi kinh tế phát triển, các hoa hậu đăngquang sau này cũng có điều kiện thực hiện trách nhiệm của họ với xã hộihơn, nhưng những gì các hoa hậu làm được sau đó không hơn gì các đànchị. Ngay sau ngày đăng quang, Phan Thu Ngân, Phạm Thị Mai Phương,Nguyễn Thị Huyền không vội lấy chồng thì cũng vội vã đi du học.

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá
Hoa hậu Mai Phương Thúy

Người duy nhất làm tròn trách nhiệm của mình hơn cả làMai Phương Thúy (hoa hậu Việt Nam năm 2006). Câu chuyện bắt đầu khác đitừ Mai Phương Thúy, khi vào năm 2008, lần đầu tiên người ta có điềukhoản về nghĩa vụ của một hoa hậu. Cũng chính vào năm Hoa hậu Việt Namgặp sóng gió này, dư luận mới để ý hơn tới những gì mà hoa hậu và cáccuộc thi hoa hậu đã làm được cho cộng đồng.

Ông Dương Xuân Nam - Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam trong20 năm (1988 - 2008) đã từng chia sẻ: “Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cóbản cam kết gồm 9, 10 điểm về nghĩa vụ và quyền lợi của Hoa hậu ViệtNam. Các thí sinh dự thi phải ký vào bản cam kết này. Chúng tôi khôngquy định các Hoa hậu phải làm gì sau khi đăng quang. Tuy nhiên, theotôi, các Hoa hậu Việt Nam đều có hoạt động xã hội tốt. Có Hoa hậu hoạtđộng công khai như Mai Phương Thúy, có Hoa hậu hoạt động âm thầm. Tấtnhiên, chỉ Hoa hậu Việt Nam hoạt động xã hội thôi thì chưa đáp ứng đượcmong mỏi của xã hội”.

Đến giờ, chưa có một thống kê cụ thể nào về việc các hoa hậu Việt Nam đãlàm được những gì cho cộng đồng sau ngày đăng quang. Các người đẹp củachúng ta đã quyên góp được bao nhiêu tiền để làm từ thiện, đã tham giabao nhiêu hoạt động cộng đồng, đi thăm được bao nhiêu trại trẻ mồ côi…?Đấy là nói về cá nhân các hoa hậu, còn về trách nhiệm của BTC các cuộcthi này với cộng đồng cũng chẳng có mấy thông tin. Đây là điều rất lạvới một tổ chức hoa hậu trên thế giới.

Bởi hầu hết các cuộc thi hoa hậu lớn trên thế giớinhư: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ,… đều có những mục đích tôn chỉrõ ràng trong việc làm từ thiện và các hoạt động hướng tới cộng đồng. Kểtừ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1951, Tổ chức Hoa hậu Thế giới đã quyêngóp được 250 triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em. Hàng nămtổ chức này cũng công bố số tiền làm từ thiện mà các đương kim hoa hậuquyên góp được như năm 2007, hoa hậu Trương Tử Lâm đã quyên góp được consố kỷ lục là 30 triệu USD, năm 2008 hoa hậu Ksenia Sukhinova quyên gópđược gần 20 triệu USD…

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá
Hoa hậu Trương Tử Lâm

Cái lạ là cho đến giờ các cuộc thi hoa hậu ở ta vẫnchưa tạo ra cho mình một chỗ đứng trong các hoạt động mang tính hướngtới cộng đồng như: từ thiện, tuyên truyền và phòng chống đại dịchHIV/AIDS (tiêu chí hoạt động của tổ chức hoa hậu hoàn vũ MUO), tuyêntruyền bảo vệ môi trường (tiêu chí của tổ chức hoa hậu Trái đất),… Côngnghệ tổ chức hoa hậu dường như mới chỉ được hiểu giống như tổ chức mộtsự kiện - nếu vậy thì không khó để “nhập khẩu” bởi đó cũng chỉ là nhữngkỹ thuật, kỹ năng và công nghệ sân khấu mà thôi. Chính vì thế, hoa hậu ởViệt Nam gần như mới chỉ là các cuộc thi nhan sắc. Mà nhan sắc nào thìchẳng tàn phai với thời gian?

Theo Thể thao Văn hóa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.