Các bà nội trợ 'té ngửa' khi biết sự thật về việc chần thịt qua nước sôi trước khi nấu

Nhiều bà nội trợ khi luộc thịt có thói quen dùng nước sôi để chần qua vì cho rằng, làm cách này sẽ loại bỏ hóa chất, độc tố có trong thịt.

Nhiều bà nội trợ khi luộc thịt có thói quen dùng nước sôi để chần qua vì cho rằng, làm cách này sẽ loại bỏ hóa chất, độc tố có trong thịt.

Trao đổi với PV, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định đây là thói quen cực kỳ sai lầm.

“Khi chần nước sôi, miếng thịt sẽ co lại, chất bẩn không tan được và chất độc hại sẽ nằm lại trong miếng thịt. Chần nước sôi không những không khử được chất độc mà còn làm cho độc tố tăng lên. Người ta chỉ dùng nước sôi trong trường hợp để khử trùng vì miếng thịt nếu chẳng may nhiễm trùng thì có thể đun thật kỹ, lúc đó vi khuẩn sẽ chết và sử dụng miếng thịt được an toàn hơn”, PGS.Nguyễn Duy Thịnh nói.

Theo GS Nguyễn Duy Thịnh, chần thịt qua nước sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại khiến chất bẩn, chất độc hại không thoát được ra ngoài (Hình minh họa)

Chuyên gia công nghệ thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh lý giải, cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt ngấm thêm các chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài. Khi nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bẩn hoặc độc hại bên trong không thoát ra ngoài được.

Cũng theo PGS Thịnh, cách tốt nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn là, khi mua về, chị em nên rửa thịt bằng nước sạch nhiều lần. Ngoài ra, có thể dùng muối hoặc nước muối pha loãng bóp thịt, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Khi luộc thịt nên luộc bằng nước lạnh, có thể cho thêm hành, gia vị để thịt thơm, ngọt hơn. Trong quá trình nấu, nếu thấy có hiện tượng nổi bọt, váng có thể dùng thìa để hớt bỏ đi.

Bên cạnh đó, khi chọn thịt phải chọn miếng có mặt ngoài có lớp màng khô, bề mặt hơi se lại. Ở mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, bì mềm mại, thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt (lấy ngón tay ấn vào thịt khi buông ra không để lại vết móng tay). Miếng thịt ngon là miếng có mỡ màu sáng, độ chắc, mùi thơm đặc trưng, mặt khớp xương láng và trong, dịch hoạt trong, tuỷ bám chặt vào thành ống tuỷ, đàn hồi; Không nên chọn miếng thịt ít mỡ, lỏng lẻo và chuyển màu khác lạ.

Đặc biệt, khi thấy mặt ngoài miếng thịt bắt đầu nhớt, hoặc nhớt nhiều (tuỳ mức độ ôi), mặt cắt hơi ướt, độ dàn hồi kém (ấn ngón tay vào thịt khi buông ra còn để lại vết lõm tay), mỡ tối màu, độ chắc giảm, có mùi ôi, mặt khớp xương có nhiều nhớt, dịch hoạt đục, tuỷ dễ tróc ra khỏi ống, màu sắc đã tối hoặc nâu thì các bà nội trợ không nên mua..

Theo Dân Việt


bà nội trợ

luộc thịt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.