Nút thắt mới với dân "lướt sóng" bất động sản

Đơn cử, người mua chỉ cần bỏ ra vài trăm triệu đồng góp vốn giai đoạn 1 mua căn hộ. Chỉ sau vài tuần, họ có thể bán lại hợp đồng này với mức chênh lệch cao tới cả tỉ đồng. Chính vì bỏ vốn ít nên việc lướt sóng loại hình này đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản và do vậy giá bất động sản cũng phần nào được đẩy lên cao.

Quy định tại Nghị định 71 không cho phép côngchứng hợp đồng uỷ quyền định đoạt đối với các sản phẩm nhà ở. Điều này đã vôtình tạo một nút thắt về pháp lý cho những nhà đầu tư thích chơi “lướt sóng” bấtđộng sản.động sản diễn ra khá sôi động. Nhiều nhà đầu tư đã thu lợi lớn khi giao dịch cácloại hợp đồng góp vốn, vay vốn kèm quyền mua các loại hình bất động sản trongtương lai.

Đơn cử, người mua chỉ cần bỏ ra vài trăm triệu đồnggóp vốn giai đoạn 1 mua căn hộ. Chỉ sau vài tuần, họ có thể bán lại hợp đồng nàyvới mức chênh lệch cao tới cả tỉ đồng. Chínhvì bỏ vốn ít nên việc lướt sóng loại hình này đã thu hút được rất nhiều nhà đầutư tham gia vào thị trường bất động sản và do vậy giá bất động sản cũng phần nàođược đẩy lên cao.

Tuy nhiên, kể từ ngày 8/8, nghị định 71/ NĐ-CP hướngdẫn chi tiết luật Nhà ở chính thức có hiệu lực. Trong đó, tại điều 63, quy địnhkhá chặt chẽ và cấm không cho công chứng các loại hợp đồng uỷ quyền định đoạttheo kiểu này nhằm siết chặt việc mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường.

Nút thắt mới với dân "lướt sóng" bất động sản

Theo chị Nguyễn Thu Nga - Giám đốc văn phòng nhà đấttrên đường Trần Đăng Ninh: Việc không cho uỷ quyền định đoạt sẽ gây khó cho cácnhà đầu tư "lướt sóng" và chắc chắn nhiều người bị "mắc cạn" do không trường vốn.Bởi lâu nay, những người mua bán bất động sản vẫn thích sở hữu các loại giấy tờpháp lý có dấu đỏ. Bây giờ, nếu chỉ có giấy mua bán viết tay thì tính pháp lýkhông cao.

Ông Chu Văn Khanh - trưởng văn phòng công chứng A1cho biết: Theo quy định luật đất đai và nhà ở thì phải được cấp giấy chứng nhậnrồi mới được quyền mua bán nhà. Do vậy, khi mà nhà chưa có đầy đủ giấy tờ mà vẫnmua bán với nhau bằng giấy tờ viết tay thì dẫn đến nhiều rủi ro cho bên mua bởivì khi có tranh chấp xảy ra sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Trước đây khi chưacó nghị định 71 người dân thường sử dụng hợp đồng uỷ quyền để căn cứ vào đó thaymặt người chủ nhà để đi liên hệ hoặc thay quyền chủ nhà định đoạt tài sản đó.Sau khi nghị định có hiệu lực thì việc mua bán này không được làm nữa và việcmua bán sẽ trở nên rất rủi ro.

Nút thắt mới với dân "lướt sóng" bất động sản

Ngoài ra, theo ông Khanh, điều 63 nghị định 71 quyđịnh chỉ được công chứng cho hợp đồng uỷ quyền khi nhà đã được xây dựng xongnhưng chưa có quy định cụ thể xây dựng xong đến phần nào thì được uỷ quyền côngchứng. Việc uỷ quyền này chỉ áp dụng đối với loại hình nhà, căn hộ chứ không đềcập đến phần đất nền tại các dự án. Do vậy các tổ chức hành nghề công chứng rấtlúng túng khi chứng thực việc mua bán bất động sản của người dân.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều nhà đầu tư cho rằng vẫn có cách để "lách"quy định mới này. Anh Nguyễn Trọng Nhân - một nhà đầu tư chuyên nghiệp cho rằng việckhông cho công chứng uỷ quyền định đoạt sẽ gây khó cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên,khách hàng vẫn có thể lách bằng cách ký “chui” tức là ký lùi thời gian nghị địnhcó hiệu lực lại!?

Theo Anh Đào
VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.