Cuộc chiến chống khủng bố: Thách thức còn đó

Vào tận những ngày cuối cùng củathập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thế giới suýt phải một lần nữa chứng kiến thảmhọa 119 lặp lại trên chuyến bay của Hãng hàng không Mỹ Northwest Airlines.

Vào tận những ngày cuối cùngcủa thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thế giới suýt phải một lần nữa chứng kiếnthảm họa 11-9 lặp lại trên chuyến bay của Hãng hàng không Mỹ Northwest Airlines.Một loạt vụ khủng bố đẫm máu cũng đã xảy ra trong những ngày đầu năm mới 2010 ởIraq, Pakistan...

Cùng với những màn pháo hoa tươiđẹp được trình diễn đón chào năm mới, các vụ khủng bố đó lại là những hồi chuôngcảnh báo chủ nghĩa khủng bố vẫn là mối đe dọa lớn không chỉ trong năm 2010 nàymà sẽ còn kéo dài trong những năm tiếp theo.

Những nỗi lo...

Cuộc nội chiến ở Sri Lanka kéodài 30 năm đã kết thúc tháng 5 năm ngoái, nhưng một thế giới bạo lực vẫn đangtồn tại trước mắt chúng ta. Các cuộc xung đột vũ trang đang tiếp tục hành hạ hơnchục quốc gia, trong đó có Afghanistan, Iraq, Palestin, Sudan, Burundi, Somalia,Colombia...

Thế giới cũng đang ngập trong cácloại vũ khí, từ loại súng cầm tay AR-15, AK-47... cho đến các loại tên lửa mangđầu đạn hạt nhân. Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân hiện đang có trong tay hơn 23nghìn đầu đạn hạt nhân. Trong khi các quốc gia hạt nhân chưa chịu giải trừ loạivũ khí nguy hiểm này, vẫn có nhiều quốc gia đang mơ ước sở hữu chúng.

Thực tế này có thể sẽ khiến Nghịquyết của Hội đồng Bảo an LHQ về tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân,được thông qua ngày 24-9-2009, sẽ chỉ là mơ ước của nhân loại.

Các nỗ lực thuyết phục Iran vàCHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, các cuộc đàmphán về tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn tiếp tục bế tắc và tiếp tục là mộtchương trình nghị sự toàn cầu. Các cuộc tấn công khủng bố vẫn thường xuyên xảyra ở các khu vực vốn đang khốn đốn vì chiến tranh, như Afghanistan và Iraq.

Cuộc chiến chống khủng bố: Thách thức còn đó

Các nhà lãnh đạo ASEAN họp Hội nghị Cấp cao

Ở Vịnh Aden, bọn cướp biểnSomalia chào đón năm mới bằng các vụ bắt cóc tàu hàng của Indonesia vàSingapore. Không những tiếp tục hoành hành ở phía Tây Ấn Độ Dương, chúng còn cóxu hương mở rộng địa bàn hoạt động và thậm chí còn mở sàn giao dịch chứng khoánđể kiếm thêm lời.

Tàu chiến của “các ông lớn” nhưMỹ, Nga, NATO, EU, Trung Quốc… được phái đến khu vực Vịnh Aden cũng chỉ ngăn cảnđược vài âm mưu cướp tàu vận tải. Các nỗ lực quốc tế chống cướp biển không đạtđược hiệu quả cần thiết. 

Dù phải đối mặt với khủng hoảngtài chính - kinh tế, nhưng nước Mỹ vẫn chi quá nhiều tiền cho quân sự cho nămnay, 626 tỷ USD, tương đương với tổng ngân sách quân sự của nhiều nước lớn kháccộng lại. Mức tăng bình quân về chi phí quân sự của thế giới đã vượt quá 44% kểtừ năm 1999. Các mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh và ổn định gia tăng ở hầuhết các khu vực trên thế giới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế được coilà một nguyên nhân làm gia tăng bạo lực trên toàn cầu. Nghèo đói, bạo lực, dịchbệnh, khí hậu Trái đất nóng lên và thiên tai... là những thách thức lớn mà nhânloại sẽ tiếp tục phải đối mặt và buộc phải hợp tác giải quyết hoặc ngăn chặntrong thời gian trước mắt. Ước tính toàn thế giới hiện có hơn một tỷ người đangbị thiếu đói và suy dinh dưỡng. Đó là một bài toán nan giải đối với tất cả cácchính phủ của các nước, kể cả những nước giàu.

Thế nhưng hiện các nhà lãnh đạothế giới vẫn chưa ấn định được mốc thời gian chính xác cho việc ngăn chặn nạnđói trên thế giới và cũng không cam kết cung cấp ngân quỹ để có thể tăng gấp đôisản lượng lương thực vào năm 2025.

Thực trạng này cho thấy các mụctiêu phát triển Thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu giảm một nửa số người nghèotrên thế giới vào năm 2015, khó có thể thực hiện thành công. Vừa phải đối phóvới đói nghèo, nhân loại vừa phải đối mặt với các loại dịch bệnh ngày càng nguyhiểm. Sự lây lan nhanh chóng của các dịch bệnh HIV/AIDS, cúm A/H1N1 hay cúmH5N1... đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với các hệ thống y tế trên toànthế giới.

Và nhiều niềm hy vọng

Thế giới bước vào năm mới 2010với niềm lạc quan về khả năng phục hồi  kinh tế - một trong những điều quan tâmvà lo lắng nhất của nhân loại sau hơn một năm phải gồng mình chống đỡ cuộc khủnghoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Cùng những biện pháp quyết liệt nhất, cácnước trong năm qua đã chi ra hàng chục nghìn tỷ USD nhằm cứu vãn các nền kinh tếkhỏi miệng vực thẳm của sự đổ vỡ. Và, các nỗ lực ấy đã phần nào được đền đáp.

Cuộc khủng hoảng đã đưa trọng lựctăng trưởng kinh tế thế giới sang châu Á, nơi được dự đoán sẽ có mức tăng trưởngtrung bình đạt 4,6% trong năm 2010, trong đó Trung Quốc vẫn là đầu tầu với mứctăng trưởng từ 8 đến 9%.  Vốn là những nền kinh tế dựa vào xuất khẩu để pháttriển, các quốc gia châu Á không chỉ chống chọi tốt với khủng hoảng mà nay lạiđang tìm cách chuyển hướng, bắt đầu tập trung vào thị trường nội điạ, nhằm giảmlệ thuộc vào các thị trường tiêu thụ trồi sụt của nước ngoài. 

Chưa rõ các nền kinh tế sẽ phảnứng như thế nào trong năm 2010 khi sẽ không còn được kích cầu nữa, nhưng rõ ràngbầu không khí nói chung dường như khả quan hơn.

Và đặc biệt, năm 2010 mở đầu thậpkỷ mới - thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, cũng là năm Việt Nam đảm nhiệm trọngtrách Chủ tịch ASEAN. Việc đẩy mạnh hợp tác và tăng trưởng kinh tế tiếp tục làưu tiên hàng đầu của ASEAN trong năm 2010.

Đây cũng là một trong 3 trụ cộtchính của ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Nhữngthôi thúc gắn kết xây dựng một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, thống nhất trong đa dạnglà thách thức không nhỏ, nhưng hiện có rất nhiều cơ sở khẳng định việc Việt Namsẽ mở màn thành công cho thập kỷ mới ở cương vị Chủ tịch ASEAN. 

Theo Kim Nguyên
Cuộc chiến chống khủng bố: Thách thức còn đó



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.