Ngày Tết, dù có tiếc đến mấy cũng đừng hâm lại những thực phẩm này, không thì chẳng khác nào rước bệnh vào thân

Với những mâm cơm ngày Tét đầy ắp các món thì việc thừa, lưu cữu trong tủ lạnh là điều hầu như gia đình nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng để được qua đêm, việc hâm đi hâm lại thức ăn thừa dễ khiến cơ quan nội tạng như gan, thận bị ảnh hưởng, thậm chí còn làm sản sinh nhiều chất gây ung thư trong cơ thể.

​​​​​​Cơm

Bảo quản cơm thừa trong tủ lạnh sau đó rang hay hâm nóng lại bằng bất cứ cách gì đều đã bị biến chất và có khả năng gây ngộ độc. Các bào tử trong gạo sẽ sản sinh ra vi khuẩn gây hại cho dạ dày khiến người ăn cảm thấy buồn nôn và đổ bệnh.

Thịt gà

Ngày Tết, dù có tiếc đến mấy cũng đừng hâm lại những thực phẩm này, không thì chẳng khác nào rước bệnh vào thân-1

Thịt gà là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Thịt gà chứa hàm lượng protein cao nên dễ gây ra một số vấn đề về tiêu hóa khi hâm nóng lại sau 1 - 2 ngày cất trong tủ lạnh. Nhiều nhà chọn cách dùng những phần gà thừa đổ vào nồi đảo rang với gừng để có thể ăn thêm được nhiều bữa nữa. Vậy nhưng, việc làm này thực chất không hề tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn.

Trứng

Trứng không nên được tiếp xúc nhiều lần với nhiệt. Trong trứng có lượng canxi, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi bi tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ trứng có thể biến thành chất gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.

Ngoài ra, trứng lòng đào nếu để lâu lại càng phải vứt đi chứ không nên tiếc. Các loại vi khuẩn như Salmonella có thể sinh sôi cực nhanh và dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Chưa kể trong trứng còn có một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4.5-65.6 độ C, càng hâm lại nhiều lần sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn.

Hải sản

Ngày Tết, dù có tiếc đến mấy cũng đừng hâm lại những thực phẩm này, không thì chẳng khác nào rước bệnh vào thân-2


Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, hải sản được đánh bắt tươi sống và được đông lạnh ngay lập tức sẽ an toàn hơn khi được nấu lại. Đối với các loại hải sản tươi hoặc đã qua chế biến đã để ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và việc hâm nóng lại những loại hải sản này có thể không tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn. Do đó, không nên ăn các loại hải sản đã bỏ ra khỏi tủ lạnh hơn hai giờ trong thời tiết lạnh và hơn một giờ nếu thời tiết ấm áp.

Rau xanh

Các loại rau lá xanh cũng được các chuyên gia cảnh báo không nên hâm nóng lại để dùng. Vì trong các thực phẩm này rất giàu hàm lượng nitrat, điển hình như rau bina, súp lơ, dưa chuột… Nitrat rất dễ bị thiu, nhất là để qua đêm và biến chất thành nitrit khi hâm nóng lại nhiều lần. Nitrit là chất có thể gây ung thư. Vì vậy, khi thừa rau tốt nhất bạn nên bỏ đi, không để qua đêm hoặc hâm nóng lại.

Nấm, mộc nhĩ 

Ngày Tết, dù có tiếc đến mấy cũng đừng hâm lại những thực phẩm này, không thì chẳng khác nào rước bệnh vào thân-3


Tương tự như các loại rau, nắm cũng là thức ăn nên ăn ngay, không để qua đêm và không nên hâm đi hâm lại. Thành phần protein trong nấm sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa nếu bạn làm điều này. Ngoài ra, trong nấm cũng chữa chất natrat sẽ sinh ra độc tố nếu hâm nóng.

Các món canh

Việc thưởng thức canh nóng sẽ cho hương vị thơm ngon hơn rất nhiều. Bảo quản trong tủ lạnh dù cho bạn có hâm nóng lại vẫn không thể đạt được vị ngon như trước, đồng thời các chất dinh dưỡng sẽ biến thành các chất có hại, dễ gây ra các bệnh nguy hiểm cho dạ dày của chúng ta.

Thực phẩm có dầu

Ngày Tết, dù có tiếc đến mấy cũng đừng hâm lại những thực phẩm này, không thì chẳng khác nào rước bệnh vào thân-4
Dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu hạt cải và các loại dầu khác… đều là những thực phẩm giàu omega-3 rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, những thực phẩm đều rất nhạy cảm với nhiệt độ, việc đun nóng dầu nhiều lần khiến chúng dễ phát sinh các độc tố gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra các thức ăn nhiều dầu như khoai tây chiên nếu hâm nhiều lần sẽ làm giảm các đặc tính dinh dưỡng và gây ra các khói thải chứa nhiều độc tố.

Khoai tây

Tương tự, nếu chúng ta hâm nóng khoai tây một lần nữa thì không những không ngon mà còn tạo điều kiện cho một loại vi khuẩn có tên Botulism khiến người ăn bị ngộ độc. Do đó, khoai tây cũng nên được ăn sau khi chế biến và cần đưa phần thực phẩm chưa dùng hết cất vào tủ lạnh vì nhiệt độ phòng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các vi sinh vật.

 Theo Tâm An - Vietnamnet


Tết Nguyên Đán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.