Chuyện "bé xé ra to" trong doanh nghiệp gia đình

Theo luật sư Nguyễn Việt Anh, Phó giám đốc Công ty tư vấn Đầu tư An Bình, một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và sở hữu trí tuệ, công ty gia đình là công ty trong đó các thành viên của gia đình nắm mức sở hữu đủ để quyết định cơ cấu thành viên hội đồng quản trị.

Nhiều công ty tiếngtăm tại Việt Nam là doanh nghiệp gia đình. Nhưng ít ai biết rằng số đông doanhnghiệp thuộc loại hình này có khá nhiều rắc rối, dở khóc dở cười.

Theo luật sư Nguyễn Việt Anh, Phó giám đốc Công ty tư vấnĐầu tư An Bình, một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và sở hữu trítuệ, công ty gia đình là công ty trong đó các thành viên của gia đình nắmmức sở hữu đủ để quyết định cơ cấu thành viên hội đồng quản trị.

Thôngthường ở công ty gia đình, đại diện của gia đình sẽ nắm giữ vị trí chủ tịchHĐQT, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Các thànhviên của gia đình vừa là người quản lý, vừa là cổ đông, vừa là người điềuhành công ty.

Có không ít doanh nghiệp gia đình tạo được tiếng tăm. Nhưng số đông nhữngdoanh nghiệp thuộc loại hình này gặp khá nhiều rắc rối.

Công ty CP sản xuất và thương mại A., một công ty giađình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu các sảnphẩm ngành giấy ở Hà Nội có chồng làm chủ tịch HĐQT, vợ là giám đốc và mộtsố vị trí chủ chốt khác như trưởng phòng kinh doanh… cũng là người nhà.

Một nhân viên làm việc tại đây kể, bà phó giám đốc vốn rất khó tính, nếuthấy cái bàn, cái ghế hay nền nhà còn chút bụi bẩn là sẽ nhắc nhở nhân viênrất khắt khe. Đặc biệt, cô nhân viên văn thư kiêm luôn nhiệm vụ lau chùi làcháu họ của “sếp ông”, thường bị “sếp bà” ra mắt chê là cẩu thả và trước mặtmọi người. Ông chồng là người tính rất nam nhi, một hôm thấy vợ cư xử khônghay liền bảo “Đúng là chủ nào tớ nấy”, khiến mọi người dù rất buồn cườinhưng vẫn phải bặm môi.

Chả là trong công ty, ai cũng biết “sếp bà” đến công ty thì oai phong, cầutoàn là thế nhưng ở nhà lại rất bừa bộn, làm việc gì cũng chậm. Phu nhân củachủ tịch HĐQT từng khiến chồng bị trễ hẹn với khách hàng bao phen vì đợi vợtrang điểm quá lâu. Mà những chuyện này mọi người biết được cũng từ những“tay buôn dưa” là em út, cháu chắt của vợ chồng giám đốc làm việc trong côngty. Thế là trong mắt nhân viên, vị thế của “sếp bà” ngày càng bị giảm sút.

Những nhân viên làm việc tại đây còn than phiền, cả hai vợ chồng đều là "sếp"nên nhiều lúc ông sai một đằng, bà nói một kiểu, họ không biết nghe lời ai.

Có lần một đối tác nước ngoài sang Việt Nam thăm công ty và nhà máy, đồngthời giám sát việc công ty gia công vở viết cho họ. Khi đối tác sắp về nước,vợ chồng giám đốc nhờ nhân viên đi mua một món quà kỷ niệm khách. Ông chồngthì "lệnh" cho mua lụa và áo dài cho ý nghĩa, còn bà vợ lại sai mua mộtchiếc điện thoại di động Nokia loại sang dành cho phái nữ.

Sau khi “sếp ông” phân tích là đồ công nghệ thì ở đâu cũng có, mua làm gìcho phí, “sếp bà” vẫn khăng khăng: “Lần trước bà ấy (đối tác nước ngoài)nhìn thấy cái điện thoại Nokia của em liền khen nức nở, nên em nghĩ bà ấythích món đó”. Giải thích xong, “sếp bà” liền quay lại bảo nhân viên: “Em cứđi mua cho chị "con" Nokia giống của chị, có vấn đề gì chị chịu trách nhiệm,em không phải lo”. Chị nhân viên văn phòng đành “cun cút” lấy xe đi mua điệnthoại, mà trong lòng vẫn sợ về sẽ bị “sếp ông” mắng.

Chuyện "bé xé ra to" trong doanh nghiệp gia đình
Nhiều thống kê cho thấy đại đa số công ty gia đình suy giảm mạnh khi sang thế hệ thứ 3 (Ảnh minh họa)

Còn nhân viên một công ty CP X. hoạt động trong lĩnh vực tổ chức các khóađào tạo về môi giới, định giá bất động sản, thi công công trình xây dựng ởquận Hoàng Mai đến bây giờ vẫn kể lại câu chuyện “dở khóc dở cười” về nhữnglần tuyển thư ký riêng của “sếp”.

Công ty X. là một doanh nghiệp gia đình“chính thống” khi ba người con đều nối nghiệp cha, cùng lo “gồng gánh” doanhnghiệp. Vợ của ông H., (anh cả) lại làm giám đốc một trung tâm đào tạo cáckhóa học ngắn ngày trực thuộc công ty X.

Khi công việc ngày càng nhiều, ôngH. có ý định tuyển thư ký riêng thì bà vợ vốn tính đa nghi yêu cầu được đứngra tuyển dụng. Nhân viên này kể, những cô nào cao ráo, xinh xắn là bà vợloại ngay từ vòng đầu để "tránh những rủi ro" sau này. Kết quả bà vợ giámđốc chọn cho chồng một cô vừa đen vừa béo với trình độ chỉ cao đẳng. Cô nhânviên này cũng chỉ làm được một thời gian thì sếp cho nghỉ việc vì tính cứ“sồn sồn”, không khéo léo khi giao tiếp. Sau đó ông giám đốc phải tuyển thưký mới là nam thay thế.

Công ty TNHH T.L. hoạt động về kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng ởquận Cầu Giấy cũng là một doanh nghiệp gia đình khi chồng làm giám đốc, vợlàm phó giám đốc.

Ông chồng dù giỏi chuyên môn nhưng lại có tiếng sợ vợ. Cònbà vợ thì giữ chồng thái quá, chồng đi công tác ở đâu cũng đích thân bà loliệu đồ đạc, đặt vé, đặt phòng từ A đến Z. Chưa có chuyến công tác xa nào màbà không tháp tùng ông, để việc công ty cho một người em là trưởng phòng kếhoạch lo liệu. Có chuyến công tác vợ chồng sếp đi cả tuần, đến ngày lấylương, nhân viên “dài cổ” đợi sếp về ký duyệt mới được lĩnh.

Chị N., nhân viên của công ty nhiều lúc thốt lên, có lẽ phải tìm việc nơikhác. Ngoài việc lương chậm, chị N. còn cảm thấy rất tủi thân mỗi lúc đếngiờ ăn trưa hay công ty đi liên hoan, nhậu nhẹt, “gia đình lớn nhà họ” túmtụm lại buôn chuyện, chúc tụng nhau, gọi nhau bằng những từ thân mật anh em,cậu mợ, chú thím…, còn chị và một vài nhân viên khác thì lẻ loi như ngườingoài cuộc.

“Làm ở đây có ra sức cống hiến và năng lực nổi bật thì họ cũngchẳng khi nào nhắm tôi vào vị trí cao hơn như trưởng phòng, trừ khi tôi làcon cháu giám đốc”, chị N. nói.

Chuyện "bé xé ra to" trong doanh nghiệp gia đình

Anh Nguyễn Xuân Bách, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Thành An tâmsự, chèo lái một công ty “gia đình” không hề dễ dàng. Anh Bách kể, đơn giản,một số nhân viên nữ của công ty thường lấy cớ mang bầu mệt mỏi nên hay xinnghỉ làm bất thình lình, anh luôn phải vừa động viên, vừa nhắc nhở nghiêmkhắc. Đến lúc em gái anh (là nhân viên công ty) mang bầu và xin nghỉ làmsuốt, biết em hay ốm vặt từ nhỏ nên anh đành “tặc lưỡi”, nhưng không biếtgiải thích sao với nhân viên.

“Tôi sợ nhất là mọi người đánh giá sếp khôngcông bằng trong công việc giữa anh em và người ngoài, khiến họ bất an và tìmcách ra đi. Chính vì thế ở công ty tôi, không phải ai quen biết xin vào làmviệc tôi đều nhận, mà lựa chọn những người có năng lực thực sự. Thế là tôimang tiếng với họ hàng ở quê là quay lưng lại với anh em, buồn nhưng vẫnphải chấp nhận”, anh Bách nói.

Công ty dịch vụ thương mại và đầu tư Secoin cũng là một doanh nghiệp “giađình trị” với các vị trí chủ chốt như tổng, phó tổng giám đốc đều do vợchồng và người em gái chồng nắm giữ. Theo Tổng giám đốc Đinh Hồng Kỳ, thựctế các doanh nghiệp gia đình ngày nay rất chú trọng đến việc cải cách phươngthức quản lý, chiến lược thu hút nhân tài để phù hợp với sự phát triển củacông ty.

Người lãnh đạo một doanh nghiệp gia đình trước tiên cần phải xâydựng một chính sách nghiêm túc, được viết thành văn bản rõ ràng về nhiệm vụvà quyền hạn của từng thành viên trong gia đình tham gia vào công việc củacông ty. Kỵ nhất là việc những nhân viên thân quen, họ hàng với sếp ỷ lạinhưng lại thích ra oai, áp đặt với người khác.

Một người chủ doanh nghiệpgia đình dù ở nhà gia trưởng, độc đoán nhưng đến công ty phải biết cách điềutiết, lắng nghe và cư xử với các thành viên đúng mực theo vị trí công việccủa họ.

Còn ông Võ Hoàng Anh, chủ tịch HĐQT Công ty CP IEC Việt Nam, một công ty màvốn chủ sở hữu thuộc về các thành viên trong gia đình như vợ chồng, anh emtrai chồng, cho rằng, một khó khăn nữa của doanh nghiệp gia đình là tìmngười kế nhiệm khi con cái họ không có thiên hướng kinh doanh, anh em thìkhông tìm được người đủ năng lực để điều hành công ty.

Nếu như ở doanhnghiệp Nhà nước hay tập đoàn lớn, người tài được chuyển từ đơn vị này quađơn vị khác để thay thế người chủ “gác kiếm” thì ở những công ty gia đình,điều này rất hiếm xảy ra. Bởi lẽ đơn giản chẳng đại gia đình nào muốn tàisản, cơ đồ mồ hôi, xương máu của mình lại rơi vào tay một người “khác máu”.Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến nhiều số liệu điều tra cho thấy đại đasố công ty gia đình suy giảm mạnh sang thế hệ thứ ba.

Theo Đông Nhiên
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.