Xung đột vì cảm giác không được… yêu!

Tiền bạc, nhà cửa, tình dục, trách nhiệm nuôi dạy con cái… luôn là vấn đề gây ra những cuộc tranh luận không ngừng nghỉ giữa các cặp vợ chồng.

Tiền bạc, nhà cửa, tình dục,trách nhiệm nuôi dạy con cái… luôn là vấn đề gây ra những cuộc tranh luận khôngngừng nghỉ giữa các cặp vợ chồng.

Cuộctranh luận như vậy rất dễ thành cãi vã nhau. Nguyên nhân bề ngoài là những bấtđồng quan điểm nhưng ẩn sâu bên trong lại xuất phát từ cảm giác không được… yêu.

Bất đồng không hề huỷ hoại hạnh phúc

Trong mối quan hệ tình cảm, nếunhư giao tiếp là yếu tố mang tính xây dựng quan trọng nhất thì cãi vã là yếu tốhuỷ hoại ghê gớm nhất. Việc dàn xếp những bất đồng dường như trở thành tháchthức lớn nhất trong quan hệ vợ chồng.

Khi không nhất trí với nhau, cáccuộc thảo luận thường dễ trở thành những lời nói gây gổ rồi trở thành “cuộcchiến” lúc nào không hay. Khi ấy, họ lập tức thôi những cử chỉ yêu thương vàquay sang cắn xé, nghi ngờ, đổ tội cho nhau. Sự căng thẳng này kéo dài sẽ khiếncả hai cùng không thể chịu đựng nổi, khiến cuộc hôn nhân bị tan vỡ.

Xung đột vì cảm giác không được… yêu!
Tiền bạc, nhà cửa, tình dục, trách nhiệm nuôi dạy con cái… luôn là vấn đề gây ra những cuộc tranh luận không ngừng nghỉ giữa các cặp vợ chồng

Đặc biệt, với những cặp đôi không“mặn mà” quan hệ tình dục với nhau khi cãi nhau càng dễ “thôi nhau” mà khôngchịu nhiều ngậm ngùi hay áy náy. Ngược lại, với những cặp đôi có gắn bó xác thịtsâu đậm, khi nặng lời nhau thì cả hai đều dễ cảm thấy bị xúc phạm, phải chia taythì sẽ gặp cảm giác đau đớn, ề chề vô cùng.

Và để đối phó với những hậu quảcó thể gây ra từ những cuộc cãi vã, có những đôi ra sức chôn vùi cảm xúc thực đểtránh cãi nhau, tránh xung đột. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý, việc kìm néncảm xúc như vậy sẽ khiến họ mất dần cảm xúc yêu đương mà chỉ còn lại sự nín nhịn,chịu đựng nhau mà thôi.

Thực chất, những bất đồng, nhữngquan điểm khác biệt không hề là yếu tố huỷ hoại hạnh phúc, mà cách biểu đạtchúng mới là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ. Điều khiến nửa kia đau lòng không phảilà nội dung nói cái gì, mà là cách nói như thế nào. Với đàn ông, khi cảm thấy bịthách thức, họ lập tức nổi “máu” chứng minh mình đúng bằng những lời lẽ đao tobúa lớn mà quên đi cách nói nhẹ nhàng thương yêu.

Lúc đó, khả năng giao tiếp chămsóc thường ngày, sự tôn trọng nửa kia biến mất. Thậm chí, đàn ông khi đó cònchẳng buồn xem sự lạnh nhạt, cách cư xử thậm tệ của mình đã làm nửa kia đau lòngnhư thế nào.

Những lời nói đó lại khiến phụ nữcảm thấy không còn được yêu thương, tôn trọng; khi ấy dù là một bất đồng nhỏ bécũng khiến phụ nữ cảm giác là vấn đề nghiêm trọng. Và đương nhiên, họ sẽ phảnđối kịch liệt trước thái độ của người chồng, cho dù trong thâm tâm có thể họ đãphần nào thừa nhận quan điểm của chồng là hợp lý.

Thực chất, khi không đếm xỉa đếncảm giác đau đớn của người vợ, người chồng cũng khó mà nhận ra điệu bộ và giọngnói đao to búa lớn của mình là nguyên nhân khiến người vợ tỏ thái độ phản đối.Ngược lại với cảm giác bị thách thức của đàn ông, những người phụ nữ lại có cáchnói thể hiện sự không tin tưởng và bài bác khiến những người đàn ông càng thêmcáu kỉnh. Cộng thêm những lời ca cẩm về hành vi cư xử khiến những người đàn ôngcàng phản ứng một cách tiêu cực.

Theo chuyên gia tâm lý của Trungtâm tư vấn Linh Tâm, để dập tắt ngọn lửa tranh cãi, cần chú ý đến cách truyềntải, cách biểu đạt vấn đề. Mỗi người phải tự biết chịu trách nhiệm nhận ra khinào sự bất đồng chuyển thành cãi vã để ngưng nói cho đến khi đủ bình tĩnh bàntiếp về vấn đề đó. Những cặp đôi có thể tranh luận với nhau để thống nhất nhữngkhác biệt mà không cần phải xỉa xói, đay nghiến nhau mới là những người giữ đượcmột mối quan hệ cân bằng.      

 Cãi vã khi cảm thấy bị tổn thương

Tiền bạc, nhà cửa, con cái, tìnhdục... luôn là nội dung những cuộc tranh luận không ngừng nghỉ của các cặp vợchồng. Nhiều khi, tranh luận biến thành cãi vã mà nguyên nhân sâu xa là họ cảmthấy không được thương yêu, dẫn đến cảm xúc nhói đau trong lòng và tỏ ra khóchịu với nửa kia.

Khi cảm thấy người phụ nữ khôngưa những điều mình làm, người đàn ông cảm thấy như bị xúc phạm và nghĩ rằng côấy không yêu mình. Họ không thích bị chối bỏ, chỉ trích, không được nửa kia thừanhận. Khi bị ức chế như vậy, những người đàn ông sẵn sàng lao vào cuộc đấu khẩuvới những lời lẽ mãnh liệt. Bề ngoài, có vẻ như anh ta đang hùng hổ tranh cãi vềtiền bạc hay trách nhiệm với con cái, nhưng thực chất, đó chỉ là hành động bùngphát khi anh ta cảm thấy không được thừa nhận, bị chỉ trích.

Xung đột vì cảm giác không được… yêu!
Nhiều khi, tranh luận biến thành cãi vã mà nguyên nhân sâu xa là họ cảm thấy không được thương yêu, dẫn đến cảm xúc nhói đau trong lòng và tỏ ra khó chịu với nửa kia

Theo lời khuyên của chuyên giatâm lý, để tránh lao vào những cuộc xung đột không đáng có, có thể dẫn đến hônnhân đổ vỡ, những người phụ nữ nên tỏ sự tôn trọng, tin cậy, thậm chí là cả sựngưỡng mộ với người chồng của mình. Những nhu cầu tình cảm cơ bản ấy được giảiquyết, tự khắc người đàn ông sẽ bớt cau có, bớt tranh cãi và họ sẽ tự động lắngnghe, tự động nói năng nhỏ nhẹ, yêu thương.

Ngược lại, khi những người phụ nữtỏ thái độ phản ứng kịch liệt, tranh cãi nảy lửa về vấn đề con cái hay nhà cửanào đó thì thực chất, đó chính là khi họ cảm thấy bị tổn thương. Nguyên nhânthường bắt nguồn từ suy nghĩ rằng người chồng không đếm xỉa đến cảm xúc của mình,rằng người chồng luôn tỏ ra trịch thượng khi vợ hỏi về một vấn đề hay một quyếtđịnh nào đó.

Thái độ đó khiến người vợ có cảmgiác mình như một gánh nặng với chồng và đang làm phí thời gian của anh ta. Thậmchí, có khi chỉ là bắt nguồn từ suy nghĩ: Tôi không thích khi anh ấy không trảlời câu hỏi hay bình phẩm của tôi, khiến tôi thấy mình như không tồn tại.

Trong hoàn cảnh đó, theo lờikhuyên của chuyên gia tâm lý, tốt hơn hết những người đàn ông hãy tỏ ra côngnhận giá trị của vợ để người vợ không có cảm giác bị bỏ rơi và bị xét nét. Nhữngngười phụ nữ cũng cần được chăm sóc cảm xúc, cần được người chồng lắng nghe vàquan tâm. Quan trọng hơn, hãy để những người phụ nữ hiểu rằng họ luôn có đượctình yêu của chồng mà không cần phải hoàn hảo.

Chuyên gia tâm lý cho rằng, phầnlớn các cuộc tranh cãi leo thang đều do người chồng gièm pha cảm xúc của ngườivợ, gây ra sự phản ứng kịch liệt ở người phụ nữ. Sau mỗi cuộc cãi vã, đàn ôngthường rất khó nói lên từ “xin lỗi”, trong khi phụ nữ lại coi lời xin lỗi củađàn ông là thông điệp của sự quan tâm. Sau mỗi cuộc khẩu chiến, từ “xin lỗi”luôn có tác dụng dập tắt mọi tì hiềm.

Theo chuyên gia tâm lý, hiểu vànhớ đáp ứng nhu cầu tình cảm của người bạn đời cũng có nghĩa ta sẽ bớt phải chịuđựng những cảm xúc nặng nề, tránh được những cuộc cãi vã không đáng có. Khinhững người vợ hay người chồng bày tỏ cảm xúc và nửa kia thừa nhận cảm xúc đóthì cuộc sống lứa đôi sẽ êm ấm, yên bình và bền vững.

4 mô típ thường gặp khi có bất đồng

Theo chuyên gia tâm lý, có 4 phương pháp mà các cặp đôi thường sử dụng khi “đối phó” với nửa kia.
 
Một là “Chiến đấu”: Các cặp đôi sau mỗi cuộc “chiến” sẽ mất khả năng cởi mở và chia sẻ. Phụ nữ co lại tự vệ, đàn ông kín như bưng và họ ngưng chăm sóc nhau.
 
Hai là “Chạy trốn”: Thay vì cãi cọ, họ ngưng nói về vấn đề đó. Trước mắt là hoà bình nhưng vấn đề bất đồng còn âm ỉ, gây sức chế và lâu dần sợi dây tình cảm sẽ bị tổn thương.
 
Ba là “Cải trang”: Việc không bộc lộ cảm xúc thật, luôn giả vờ như mọi việc vẫn ổn thì sẽ chỉ chôn vùi ước muốn, cảm xúc, lâu ngày có thể dẫn đến căng thẳng thậm chí đổ vỡ lúc nào không hay.
 
Bốn là “Cừu non”: Nhận hết những lời buộc tội của nửa kia về mình. Phương cách này thực chất xuất phát từ tâm lý sợ bị từ chối nên bề ngoài họ luôn tỏ vẻ hài lòng, không bao giờ lớn tiếng với chồng. Nhưng kéo dài những chuỗi ngày tự hạ thấp giá trị bản thân, tự ruồng rẫy mình như vậy sẽ dễ khiến họ rơi vào trầm cảm không sao chữa trị nổi.
Theo Bảo Vân
Xung đột vì cảm giác không được… yêu!


Cách làm bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn
Bò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.