Chế biến thịt kiểu này ăn vào rước cả đống bệnh nguy hiểm

Lo sợ trước tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, các bà nội trợ trước khi chế biến thường rửa thịt tươi sống...

Lo sợ trước tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, các bà nội trợ trước khi chế biến thường rửa thịt tươi sống trực tiếp dưới vòi nước hay chần qua nước sôi mà không biết rằng việc làm này còn gây độc tố gấp 10 lần.

Thịt là một trong những nguyên liệu chính không thể thiếu cho nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chế biến thịt đúng cách để giữ nguyên dưỡng chất và mùi vị của chúng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm khi chế biến thịt mà các bạn cần tránh để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước

Chế biến thịt kiểu này ăn vào rước cả đống bệnh nguy hiểm-1

Trong cuộc sống hàng ngày nhiều người có thói quen trước khi nấu ăn sẽ rửa tất cả các nguyên liệu cùng một lúc và rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước. Trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, bắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả. Trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.

Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt sống

Các chuyên gia cảnh báo thớt gỗ cũ đã bị mòn có rất nhiều rãnh, mùn bẩn, là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Thái thịt trên đó sẽ làm vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên thớt gỗ là loại tốt nhất để thái thịt sống, do vậy, điều quan trọng là bạn cần làm sạch và khử trùng đúng cách trước khi sử dụng.

Chần thịt qua nước nóng

Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà đun nước sôi để chần. Việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn song thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt. Chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.

Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C). Hơn nữa, việc chần thịt qua nước sôi sau đó lập tức vớt thịt ra sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt, đồng thời làm bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài. Việc làm này không những không mang lại tác dụng mà ngược lại còn mang lại những tác hại xấu đối với cơ thể.

Rán thịt xông khói

Thịt xông khói chứa nitrate, sau khi rán qua dầu mỡ sẽ sinh ra Nitroso pyrrolidine gây ung thư. Vì vậy, thịt, cá, lạp xường, xúc xích đều kỵ rán.

Ăn quá nhiều thịt nạc

Một số người cho rằng ăn thịt mỡ gây béo, thịt nạc vừa không gây béo vửa đảm bảo dinh dưỡng và chỉ ăn thịt nạc. Trên thực tế ăn nhiều thịt nạc chưa chắc đã tốt. Hàm lượng methionine trong thịt nạc khá cao, dưới sự thúc đẩy của chất xúc tác sẽ biến thành Homocysteine, chất này quá nhiều lại gây ra xơ vữa động mạch.

Thực nghiệm trên động vật chứng minh, homocysteine trực tiếp tổn hại đến tế bào nội mô động vật, hình thành xơ vữa động mạch. Vì vậy nên ăn lượng thịt nạc thịt hợp, không nên quá lạm dụng và ăn nhiều.

Sử dụng chung thớt cho thịt sống và chín

Chế biến thịt kiểu này ăn vào rước cả đống bệnh nguy hiểm-2

Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Họ cho rằng thớt thái thịt sống sau khi rửa sạch, để khô thì có thể thái rau hoặc đồ ăn chín khác. Tuy nhiên, thịt sống sẽ để lại vi khuẩn trên tất cả mọi thứ nó chạm vào, kể cả thớt, xoong nồi và tay của bạn, nước rửa thông thường sẽ không thể làm sạch hoàn toàn, kể cả khi bạn đã để khô.

Khi dùng thớt đó để thái thịt chín, bạn sẽ vô tình ăn phải vi khuẩn vào cơ thể, sẽ sinh ra nhiều bệnh tật. Tốt nhất bạn nên có hai thớt riêng biệt cho thịt và rau, đồ sống, đồ chín, hoặc nếu không hãy dùng nước nóng, dầu rửa khử trùng thớt khi bạn chuyển sang xử lý thực phẩm tiếp theo.

Thái thịt ngay khi nấu chín

Sau khi nấu chín, bạn không nên thái thịt ngay vì nước chưa kịp thoát ra ngoài và miếng thịt không đẹp mắt. Theo Tạp chí Cooking Light, với miếng thịt hay xương, ức gà không da thì bạn nên để khoảng 5 phút rồi thái. Với gà luộc thì cần đến 30 phút.

Rã đông sai cách

Cuộc sống bận rộn nên nhiều gia đình thường dự trữ thực phẩm, đặc biệt là thịt trong tủ lạnh, khi nấu chỉ cần rã đông là được. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rã đông đúng cách, vừa làm mất dinh dưỡng vừa gây hại sức khỏe.

Việc bỏ thịt từ tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ phòng là cách rã đông sai lầm nhiều người mắc phải. Bạn nên biết nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, thịt đang lạnh để ra ngoài sẽ kích thích vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, một số người còn ngâm thịt vào nước nóng để rã đông, điều này ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, đồng thời làm thịt mất hết chất.

Giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu

Đối với các loại thịt, gia cầm và nhất là thủy sản còn sống, các chuyên gia y tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo không nên giữ trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Các loại thịt đã qua chế biến có thể để đến 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.



Theo Tiền Phong


chế biến thịt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.