Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng tất niên 30 Tết đầy đủ, ấm cúng đón năm mới 2023

Lễ tất niên được tiến hành vào ngày 30 âm lịch. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình được sum họp sau một năm làm việc mệt mỏi và cùng nhau chuẩn bị cho một năm mới may mắn, bình an.

Theo đó vào chiều ngày 30 Tết, các gia đình nên chuẩn bị 2 mâm, mâm cúng Tất niên và mâm cúng Giao thừa. Để cúng tất niên, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng trời đất, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, đừng quá lãng phí mà nên "lễ bạc lòng thành", thần linh sẽ cảm ứng và chứng giám.

Những điều cần biết khi cúng tất niên Quý Mão 2023

1. Lễ vật cúng tất niên 2023

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng tất niên 30 Tết đầy đủ, ấm cúng đón năm mới 2023-1

- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn, nến
- Gạo, muối
- Trà, Rượu, Nước lọc
- Giấy tiền vàng mã
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Chè, Xôi, Cháo trắng
- Gà ta
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa
- Bình hoa, Lư Nhang

2. Mâm cúng tất niên đặt ở đâu?

Thông thường, mâm cúng Tất niên cuối năm sẽ được đặt ở nơi thời phụng thần linh, gia tiên. Tuy nhiên một số gia đình cũng làm lễ cúng Tất niên ngoài trời. Vì vậy việc đặt mâm cúng tất niên ở đâu còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi gia đình. Đối với lễ cúng Tất niên trong nhà, khi làm lễ các bạn nhớ mở hết cửa để vận khí được lưu thông dễ dàng, mang lại nhiều may mắn.

3. Mâm cúng tất niên năm 2023 gồm những gì?

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng tất niên 30 Tết đầy đủ, ấm cúng đón năm mới 2023-2


Tùy đặc trưng vùng miền, mâm cúng Tất niên sẽ có những món khác nhau.

Mâm cỗ mặn gồm các món thông dụng sau, các gia đình có thể tùy ý thay đổi, thêm bớt:

- Miền Bắc: Thường chuẩn bị mâm cơm cúng rất chu toàn và tỉ mỉ với nhiều món ăn truyền thống như gà luộc, canh măng, miến xào, nem, xôi, bánh chưng, dưa muối, giò lụa, giò xào…

- Miền Trung: Không quá cầu kỳ, tỉ mẩn như người Bắc, các món ăn trên mâm cúng tất niên khá đơn giản, thường có giò lụa, thịt gà, thịt heo, bánh chưng, bánh tét kèm với đĩa hành muối...

- Miền Nam: Do thời tiết ngày Tết nóng hơn so với miền Trung và miền Bắc nên thực đơn cúng tất niên thường có canh khổ qua, chả giò, thịt kho trứng, gỏi tôm thịt, bánh tét ăn kèm với củ kiệu...

Nếu cúng chay, mâm cỗ tất niên có thể gồm các món sau:

- Rau củ xào chay

- Canh rau củ nấu chay: Nguyên liệu gồm bắp non, nấm rơm, nấm đông cô, bạch quả, đậu hà lan, đậu phụ, cà rốt, củ cải trắng, ngoài ra có hành, ngò để trang trí, gia vị các loại.

- Đậu phụ chiên xào nấm tươi: Cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và xào với nấm tươi, hành cùng các loại gia vị, rau thơm khác.

- Miến xào chay: Phi hành thơm, cho cà rốt, đậu que, súp lơ vào xào qua. Tiếp theo cho nấm rơm, đậu hũ xào vừa mềm, nêm một chút muối ăn. Khi các hỗn hợp thấm gia vị, đổ miến đã ngâm mềm và để ráo nước vào, đảo nhẹ tay. Món ăn chín tới thì cho ra đĩa, rắc thêm tiêu, ớt, hành ngò cho đẹp mắt.

- Giò, chả chay, xôi gấc, trái cây...

Cúng tất niên cuối năm cần kiêng kỵ điều gì?

- Nên làm lễ cúng tất niên cuối năm vào chiều và tối

Cúng tất niên vào chiều tối là "khoảnh khắc vàng" để tiễn đưa năm cũ. Thời điểm chiều 30 Tết được xem là thời gian hoàn hảo nhất để bày lễ cúng tất niên cuối năm. Bởi lẽ đây là lúc mọi công việc trong năm cũ đã kết thúc. Nhà cửa vừa dọn dẹp xong. Những người đi xa vừa kịp trở về. Cả gia đình quây quần bên nhau đầm ấm, cùng chuẩn bị mâm cơm tối dâng cúng ông bà và thưởng thức chúng cùng nhau trước khi đón giao thừa mừng năm mới.

- Không sử dụng hoa, quả nhựa (giả) khi dâng cúng

Dâng cúng hoa quả nhựa là một điều đại kỵ trong lễ cúng tất niên cuối năm nói riêng và các lễ cúng quan trọng nói riêng. Điều này bị xem như một hình thức “phạm thượng”, không tôn trọng ông bà tổ tiên.

- Kiêng kỵ đổ vỡ

Sự đổ vỡ là đại diện cho những điềm dữ sắp xảy đến. Đặc biệt là vào những thời điểm quan trọng như thời khắc giao thoa năm cũ và năm mới này thì lại càng không được để xảy ra đổ vỡ. 

- Không đùa cợt, ồn ào khi hành lễ

Cúng tất niên cuối năm là một nghi lễ đầy trang trọng, thành kính. Nếu như ai đó cười đùa, nói chuyện, chửi tục, nói bậy thì chẳng khác gì đang bất kính với chính ông bà tổ tiên của mình. 

- Người hành lễ mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ

Bên cạnh tâm hồn thành kính, người hành lễ cũng cần phải có một thân thể sạch sẽ gọn gàng. Nó đại diện cho sự thuần thiết, thanh sạch khi "giao tiếp" với cõi âm và chào đón ông bà trở về.

Tâm Bình (TH) - Theo Vietnamnet


Tết Nguyên Đán

tất niên


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.