Nghệ sĩ dao kéo

"Phi dao kéo bất thành mỹnhân". Câu nói cải biên ấy có vẻ rất hợp thời khi danh sách nghệ sĩ chỉnh sửanhan sắc ngày càng dài ra và bác sĩ thẩm mỹ ngày càng giàu sụ.

"Phi dao kéo bất thành mỹ nhân". Câu nói cải biên ấy có vẻ rất hợp thời khi danhsách nghệ sĩ chỉnh sửa nhan sắc ngày càng dài ra và bác sĩ thẩm mỹ ngày cànggiàu sụ.

"Nhấtthanh, nhì sắc" là tiêu chuẩn của vẻ đẹp nữ giới, đặc biệt là nghệ sĩ mà ông bàxưa truyền lại. "Sắc" ở đây là nhan sắc, sắc diện về ngoài. "Thanh" là giọngnói, giọng hát, nói rộng là tâm hồn, tài năng của một con người. Thế nhưng gióĐông, gió Tây không ngừng thổi tới và những chuẩn mực xưa cũ dần thay đổi.

Với xã hộibây giờ với giới showbiz nói riêng, câu đúc kết trên phải hoán đổi lại thành:"Nhất sắc, nhì thanh" may ra nghe mới thuận và phù hợp thực tế. Thậm chí, khitôi đem đề tài này ra làm chuyện phiếm với một nhóm nghệ sĩ (có cả ca sĩ, ngườimẫu lẫn nhà thiết kế thời trang), có bạn còn nói rất nghiêm túc: "Nhất sắc mànhì cũng sắc, thứ ba mới đến những thứ khác. Hãy thử nghe khán giả, họ nói "đixem ca nhạc" chứ đâu còn nói "đi nghe ca nhạc".

Khi nhansắc - vẻ đẹp bề ngoài - chiếm vị trí thượng phong, thậm chí có lúc là đocọ tôntrong việc đánh giá vẻ đẹp của con người như thế thì áp lực của chữ "sắc" lêncác nghệ sĩ, đặc biệt là giới nghệ sĩ trình diễn, quả là kinh khủng. Đó là nỗiám ảnh, cơn ác mộng với những ai mới chỉ "đẹp ít và đẹp vừa" mà chưa đẹp mỹ mãn.

Khi "sao" phải "đẹp từng cen-ti-mét"

Nghệ sĩ dao kéo
Nicole Kidman nhờ đến botox hòng kéo dài ngôi vị "biểu tượng vẻ đẹp Úc"

Tác dụngmê hoặc của dao, kéo, silicon và tiêm botox lên việc cải thiện sắc diện bênngoài của con người đánh gục cả những ngôi sao cứng đầu nhất như Nicole Kidman.Cô đã đi tiêm botox vào các rãnh chân chum và căng da mặt. Trong khi đó, trướcđây, lúc phong trào làm đẹp bằng giải phẫu thẩm mỹ rộ lên trong làng saoHollywood, khi một tạp chí phỏng vấn, Nicole nói ngắn gọn: "Tôi chấp nhậnnhững dấu vết để lại của bước đi thời gian trên gương mặt và cơ thể mình".

Nicole nóiđiều ấy khi còn là vợ của Tom Cruise, ở đỉnh cao của sự nghiệp và nhan sắc.Nhưng nay, thời gian đã "đi lại" quá nhiều trên gương mặt nên cô quyết định nhờđến botox hòng kéo dài ngôi vị "biểu tượng vẻ đẹp Úc" trước khi người ta trao nócho một cô gái trẻ đẹp, tài năng khác. May sao, không tờ báo lá cải nào ác ý moilại chuyện cũ để truy vấn vẻ đẹp Úc. Nhưng ở xứ sở cờ hoa, chuyện nghệ sĩ giảiphẫu đó quá thành công hay thất bại thảm hại mà thôi, chẳng hạn như bộ ngực vĩđại của Pamela Anderson.

"Ngọn núiđôi" được cho là lớn nhất thế giới của nàng chịu không nổi sức nặng của chính nónên ngày càng chảy sệ. Thậm chí, nàng còn gặp vấn đề về hô hấp vì khi nằm, bộngực đè nặng lên lồng ngực. Cột sống của Pamela cũng "mệt mỏi" vì tải hai khốinước biển lớn trước ngực. Bao năm qua, các tạp chí lá cải lấy đó làm đề tài bánbáo, cập nhật từng mẩu tin nhỏ liên quan đến bộ ngực của Pamela nhưng cô cứ tỉnhnhư không. Pamela đã xây dựng và theo đuổi việc trở thành biểu tượng "quả bomsex" trong làng giải trí thế giới, chính bộ ngực quá khổ này đã lập công đầu,tại sao cô phải thay đổi hay phủ nhận?

Chuyệngiải phẫu cho trẻ, đẹp, đạt được mục đích chẳng có gì phải giấu. Việc của sao làphải đẹp, còn thiên hạ là bình phẩm. Người của công chúng là vậy. Chính côngchúng đưa họ lên đỉnh cao danh tiếng thì có lúc sẽ lôi và đạp họ xuống bùn. Sòngphẳng, lạnh lùng là thế!

Nghệ sĩ dao kéo
"Ngọn núi đôi" được cho là lớn nhất thế giới của Pamela Anderson

Chuyện đẹp - xấu trở thành chuyện thật - giả

Tuy nhiên,mọi chuyện không sòng phẳng như vậy với làng giảitrí ở các nước châu Á, ví dụ như Hồng Kông và Việt Nam.

Áp lực"phải trẻ, phải đẹp" ở đâu cũng thế. Công chúng không ngừng đòi hỏi, các đạodiễn, bầu sô cũng thế, nhưng sâu xa trong tâm lý, họ lại không muốn thừa nhậnnhững vẻ đẹp đã được "đại tu và sửa chữa". Họ chỉ đánh giá cao và ngưỡng vọngnhững vẻ đẹp tự nhiên, tỏ vẻ coi thường cùng thái độ thất vọng khi biết thầntượng của mình vừa trở về từ bệnh viện thẩm mỹ.

Hệ quả củatâm lý này là nghệ sĩ buộc phải giấu diếm. Khi bị hỏi đến, họ chối đây đẩy, phủnhận nguồn gốc của "vẻ đẹp mới". Có nữ ca sĩcòn dọa kiện một tờ báo lá cải khi phóng viên tờ báo đó đặt nghi vấn về bộ ngựcnảy nở bất thường trên cơ thể nhỏ nhắn của cô. Khi đại diện của báo trưng ranhững bức ảnh trước kia và bây giờ cho thấy sự "phì đại bất thường ở tuyến vú"của nàng, nàng vẫn không chùn khẩu khí: "Đấy là sự phát triển tự nhiên. Cóthể do tôi ăn uống và luyện tập hợp lý trong chục năm qua nên đạt được kết quảnày".

Chính vìmuốn "đẹp lên nhưng không ai được biết nguyên nhân" nên nhiều nghệ sĩ, dù chỉnâng mũi, cắt mí... cũng cất công bay sang tận Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Mỹđể thực hiện. Ngoài giá vé máy bay, tiền viện phí, ăn ở, họ còn chịu tiền phẫuthuật cao hơn trong nước nhiều lần. Tất cả là "để cho chắc ăn", tránh tiếng củabáo chí, dư luận.

Tuy nhiên,đấy chỉ là đối phó với khán giả, với công chúng. Riêng với nhóm phóng viên theodõi mảng văn nghệ giải trí thì rất khó để giấu. Họ theo dõi từng hoạt động, sựkiện và thay đổi của nghệ sĩ, lại có điều kiện tiếp xúc trực tiếp thường xuyênvới nghệ sĩ nên hầu như họ "gọi tên ai là trúng người đó". Từ ca sĩ M.T làm gọncánh mũi; H.Q.H sửa mũi, sửa mặt; T.T bơm môi, gọt cằm; H.N.H đặt túi ngực đếnngười mẫu V.T.P làm gọn mặt, N.Q đặt túi, C.T.Q sửa mũi... không sót ai và tintức nội bộ lan nhanh như gió. Tuy nhiên, phần nhiều trong số họ khi mới "nângcấp" được hỏi đến là chối đây đẩy. Sau đó, H.Q.H, T.T thấy có chối cũng chả aitin, nên mới miễn cường: "Ừ, thì tôi..."

Nghệ sĩ dao kéo
Hồ Quỳnh Hương mới đây đã nói lời c

Nhiềungười lấy làm khó chịu với thái độ này của các nghệ sĩ. Tại sao đã có gan làm màkhông có gan nhận? Tại sao cứ phải quanh co, giấu diếm? Tại sao không thẳng thắnnhư sao Hollywood và Hàn Quốc?

Vấn đề nằmtrong quan niệm về sự xấu - đẹp của mỗi dân tộc là khác nhau. Ngoài phương Tâycoi trọng tính tích cực của con người trong việc cải biến hoành cảnh và bảnthân. Chuyện làm đẹp cũng vậy. "Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biếtlàm đẹp", câu danh ngôn này xuất xứ từ phương Tây. Đối với họ, nhan sắc chỉ cóhai chuyện: xấu và đẹp. Nếu sinh ra chưa được đẹp thì bạn hãy làm cho mình đẹp,bằng ăn kiêng, tập gym, mỹ phẩm và giải phẫu thẩm mỹ. Khi bạn đạt được kết quảkhả quan, họ nhiệt tình khen ngợi, xin bạn chia sẻ bí quyết để học theo, khôngquá săm soi vào quá trình làm đẹp của bạn.

Thế nên,một người đẹp bẩm sinh chưa chắc đã được dánh giá cao, ghi nhận bằng một người"tôi sinh ra không đẹp nhưng đã làm cho mình trở nên đẹp". Bằng chứng là nhữngcuộc thi nhan sắc tầm cỡ quốc tế có xuất xứ từ Mỹ như Hoa hậu Hoàn vũ vẫn nói"yes" với các người đẹp có chỉnh sửa. Thậm chí hiện nay, cuộc thi Hoa hậu Thếgiới cũng đã nhắm mắt làm ngơ cho qua những trường hợp có sự can thiệp của daokéo.

Nghệ sĩ dao kéo
Kim Tae Hee đã chỉnh sửa một vài chi tiết hoặc hoàn toàn khuôn mặt

Còn cácsao ở Hàn Quốc như Kim Nam Joo (phim Người mẫu), Kim Hee Sun (Thần thoại), KimTae Hee (Chuyện tình Harvard), Kim Ah Joong (Sắc đẹp ngàn cân)... đều chỉnh sửamột vài chi tiết hoặc hoàn toàn khuôn mặt. Danh sách các sao Hàn Quốc phẫu thuậtthẩm mỹ dài dằng dặc và cư dân nước này xem đó là chuyện bình thường.

"Tạo hóabất toàn", vì thế con người phải góp một tay để làm cho mình trở nên hoàn hảo.Mà như thế, botox, silicon hay túi nước biển cũng chỉ là phương tiện. Cho nênvua nhạc pop Michael Jackson mười ba lần phẫu thuật, sửa sang tan nát gương mặt,chối bỏ cả đặc điểm chủng tộc vẫn được fan hâm mộ. Bạn thân của ông, ca sĩ -diễn viên Elizabeth Taylor cũng trên dưới chục lần chỉnh sửa thì vẫn nhận giảithưởng tới tấp, vẫn cứ là nữ hoàng Cleopatra (vai diễn nổi bật nhất của bà)trong tim họ. Hoặc nhà thiết kế lừng danh Donatella Versace giờ nhan sắc xuốngcấp trầm trọng nhưng những bộ sưu tập của bà vẫn được đông đảo giới mộ điệu thờitrang đón nhận.

Xã hội ởphương Đông thì ngược lại. Do coi trọng sự tự nhiên, họ cho rằng cái xấu trờisinh còn dễ coi hơn cái đẹp giả tạo. Cho nên thay vì chú mục vào việc làm đẹp -xấu, họ lại dành sự quan tâm chính vào việc săm soi thật - giả. Khi đã biết cáigì đấy là giả, họ bĩu môi, chê bai, niềm mến mộ cũng vơi bớt vài phần. Thế nênmới dẫn đến chuyện các nghệ sĩ nhà ta chọn thái độ không ai hỏi thì im, mà aihỏi thì chối, coi như thượng sách.

Nghệ sĩ dao kéo
 Elizabeth Taylor và Michael Jackson trên dưới chục lần phẫu thuật

Nhưng vẫn có một vài "trái tim dũng cảm"!?

Trong bốicảnh xã hội Việt Nam như vậy nhưng vẫn có một da nâu "nào ai có khảo mà mình lại xưng". Cô can tâm tìnhnguyện lên báo tự xưng: "Vâng, tôi là người đẹp dao kéo" và kể chi tiết, tườngtận về công cuộc làm đẹp của mình.

Trước đó,Vân không được ai để ý nhưng sau khi lên báo công khai sự việc, cô nổi tiếng nhưcồn và trở thành người mẫu hot nhất cho đến bây giờ. Thiên hạ nhất loạt đồnglòng gọi Vân bằng chính biệt danh cô đã tự dùng để gọi mình "Người đẹp dao kéo".Từ đây, mỗi khi nói đến chuyện giải phẫu thẩm mỹ, người ta lại đưa tên cô vào vàtìm đến cô để phỏng vấn. Đã năm, bảy năm qua kể từ khi bí mật được "bật mí",người ta vẫn chưa chán đề tài này. Thậm chí cả chuyện mình từng uống bia nhưnước lã, cô cũng chẳng giấu.

Tại saolại như vậy? Tại sao các nghệ sĩ khác giấu nhẹm việc chỉnh sửa, lại tự nguyện "vạch áo cho người xem lưng"? Vì cô quá thật thà,ruột để ngoài da hay cô có "trái tim dũng cảm", là đại điện của con người trungthực? Hoặc cô nông nổi, nhẹ dạ kiểu trẻ con, nói mà không lường hết hậu quả?

Nghệ sĩ dao kéo
"Người đẹp dao kéo" Phi Thanh Vân

Thật ratất cả nằm trong tính toán của Vân. Lặn lội trong giới showbiz, cô chẳng thể bậtlên với nhan sắc tầm thường, chiều cao vừa phải, tài năng còn ở dạng "vẻ đẹptiềm ẩn". Cô không thể cạnh tranh với những đồng nghiệp xinh tươi như hoa, chândài "như sông như suối". Cô chỉ có một vũ khí, nó có thể giết chết mà cũng cứusống cô và cô quyết định sử dụng: nhan sắc dao kéo. Và may là cô đã tính toánđúng. Vào thời điểm đó, showbiz Việt chưa có một biểu tượng "Người đẹp dao kéo"nào, chưa ai đứng lên thể hiện mình muốn trở thành một quả bom sex cả. Cái têncô mãi mãi đi vào lịch sử showbiz Việt như là "Người đẹp dao kéo" đầu tiên.

Dù là tínhtoán nhưng điều đó cho thấy sự dũng cảm của Phi Thanh Vân. Để nối tiếng, đượcđóng phim, cô không ngại vẽ mặt, bôi râu, làm hề, làm xiếc... và cuối cùng côđạt được hai thứ (cả hai đều đáng giá): một dung mạo, dáng vẻ như lý tưởng vàmột danh tiếng giúp cô có được vị trí như ngày nay.

Một "tráitim dũng cảm" nữa là. Người đàn bà (từng là đàn ông) này đã thành công trong việc gắnmình với danh hiệu "người đẹp chuyển giới" đầu tiên ở Việt Nam công khai việcchuyển giới của mình. Theo chân cô, người đẹp chuyển giới N.T cũng nhờ một phóngviên hô hoán về "nguồn gốc"  của mình. Tuy nhiên hiệu quả, tiếng tăm đạt đượcquá nhỏ bé so với Cindy. Đơn giản, với những nghệ sĩ scandal, công chúng khôngcần đến người thứ hai. Với họ, một là đủ. Thế nên bạn phải là người đầu tiênhoặc bạn chẳng là ai cả.

Nghệ sĩ dao kéo
"Người đẹp chuyển giới" Cindy Thái Tài

Kết luận

Không chỉnữ, nam nghệ sĩ nhờ đến sự phù phép của dao kéo ngày càng nhiều, đặc biệt là cácnghệ sĩ cải lương. Với các nghệ sĩ dù sửa cho đẹp hay tốt tướng hơn theo lờithầy nói thì trong một trăm người, chỉ vài người tỏ ra hối tiếc là đã "làm quámạnh tay", còn lại ai cũng hài lòng với dung nhan mới. Họ thừa biết những tốnkém và hệ lụy liên quan đến sức khỏe, tuổi thọ về sau do chỉnh sửa nhưng vẫnchấp nhận. Bởi họ biết mình đang sống trong một thời đại quá xem trọng và thượngtôn vẻ đẹp ngoại hình mà họ lại đang hoạt động trong lĩnh vực giải trí, nơi đặtyếu tố hình thức lên vị trí còn cao hơn cả yếu tố tài năng, họ đâu còn cách lựachọn nào khác.

TheoNghệ sĩ dao kéo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.